Từng kiếm 400.000 tệ (1,4 tỷ đồng) trong 25 ngày, đồng thời sở hữu hai ngôi nhà ở Thượng Hải, nhưng hiện ông Trần phải nhặt rác kiếm sống.
Cuối tháng 7, một video về người nhặt rác trong công viên ở Thượng Hải đã thu hút sự chú ý của người dùng mạng Trung Quốc. Nhân vật chính là ông Trần, hơn 70 tuổi hiện vô gia cư. Đa số người xem đều không biết chuyện gì đã khiến một người từng là triệu phú, giàu có nổi tiếng Thượng Hải nay lâm vào cảnh cơ cực như vậy.
Ông Trần là cháu nội của nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc Trần Khứ Bệnh. Thời xưa, ông nội của ông từng bán cả một con phố thuộc sở hữu của gia đình tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô để ủng hộ cách mạng.
Ở tuổi 25, ông Trần kết hôn, tới năm 1993 bắt đầu kinh doanh riêng và làm ăn rất phát đạt. Cuối những năm 1990, ông liên tiếp mua hai căn nhà lớn ở Thượng Hải, đều nằm cạnh sông Hoàng Phố, một trong những khu vực trung tâm và sầm uất nhất. Tài sản của ông giai đoạn này ước tính lên tới hàng chục triệu tệ.
Mọi việc chỉ thay đổi vào năm 2001 khi họ hàng bên Mỹ giục ông đưa con trai duy nhất sang học, bởi tin vào nền giáo dục chất lượng cao. Ban đầu ông Trần không muốn rời xa quê hương, nhưng để con trai có thể vào được trường đại học hàng đầu, ông quyết định thay đổi cuộc đời mình.
"Con trai vào được trường tốt đồng nghĩa với việc sẽ tạo thêm một 'vầng hào quang' nữa cho gia tộc sau thời ông nội", ông Trần nói.
Trước khi sang Mỹ, ông bán hai căn nhà tại Thượng Hải, chuyển giao công ty, mang tất cả tiền bạc theo cùng.
11 năm ở xứ người, cuộc đời ông Trần gặp nhiều biến cố. Đầu tiên là ly hôn vợ, mâu thuẫn với con trai cũng như không thể hòa nhập với cuộc sống ở đây. Năm 2012, khi đã 58 tuổi, ông lặng lẽ trở về Trung Quốc mà không thông báo với mọi người trong gia đình.
"Tôi từng hy vọng sẽ tìm lại được những thứ đã đánh mất", ông Trần kể.
Thực tế diễn ra không như những gì người đàn ông này mong chờ. Vì không còn quốc tịch Trung Quốc nên ông không còn được hưởng quyền lợi như một công dân.
Khi tiền tiết kiệm tiêu hết, ông trở thành người vô gia cư. Mùa hè ông ngủ tại công viên còn mùa đông xin tá túc ở ga xe lửa. Để có tiền, ông Trần nhặt rác rồi bán phế liệu, trung bình kiếm được hơn 20 tệ (70.000 đồng) mỗi ngày. Những ngày mưa không thể làm việc, ông ăn bánh bao chay trừ bữa.
Trong video được đăng tải trên weibo, khi được hỏi vì sao không liên lạc với con trai nhờ giúp đỡ, ông Trần nói rằng kể từ khi trở về Thượng Hải, hai cha con không còn liên lạc với nhau. Người cha cũng không muốn làm ảnh hưởng tới cuộc sống của con bên Mỹ. Trong khi con trai cũng chưa bao giờ về nước tìm ông.
Ở tuổi ngoài 70, ông Trần trông gầy gò, răng rụng, dáng vẻ hốc hác cùng đôi mắt trũng sâu. Mong muốn lớn nhất của người đàn ông này là được xem xét để nhận quyền lợi dành cho người già neo đơn. Dù đã tìm kiếm sự giúp đỡ khắp nơi nhưng mọi việc đều gặp trở ngại, thậm chí có nơi còn từ chối với lý do cư trú bất hợp pháp. Trong khi đó, ông cũng không thể trở lại Mỹ vì thẻ xanh đã hết hạn.
Sau khi video về Trần được đăng tải, nhiều người dùng mạng tỏ ý xót thương cho số phận người đàn ông này. "Từng là triệu phú, ai nghĩ sẽ có ngày phải lang thang đầu đường xó chợ như vậy", một người nêu quan điểm. Trong khi số khác cho rằng, không nên đánh đổi tất cả sự nghiệp, công danh, tiền bạc của cha mẹ để theo con đi du học. "Bởi rất có thể sẽ rơi vào tình huống như ông Trần, chẳng còn lại gì ở phần cuối cuộc đời", người khác bình luận.
Trang Vy (Theo 163)
Hào hùng với trang sử tráng lệ, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 đã được tái hiện tại Công viên văn hóa Đống Đa, Hà Nội - thu hút hàng ngàn người.
TP - Nghiên cứu và công bố khoa học là một quá trình được các nhà khoa học trẻ Việt Nam ở nước ngoài ví như 'cuộc chạy marathon' không hạn định, tạm quên đi sự thụ hưởng, thời gian dành cho cuộc sống riêng và chấp nhận sự đánh đổi không báo trước.
Bên chồng thay vì quý, họ lại nghĩ chắc bạn tôi và gia đình bên đó sống bằng tiền con trai họ làm ra nên mới nhiệt tình vậy.
Vở diễn về anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản mấy chục năm qua quá quen thuộc với khán giả nhí. Hè năm nay sân khấu Sen Việt đã viết mới với tên gọi Lá cờ thêu 6 chữ vàng và thể hiện theo hình thức nhạc kịch dân ca Nam bộ.
Ngày 4/10, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Cao Bằng tổ chức Hội thi “Bí thư Đoàn cơ sở giỏi” cấp tỉnh năm 2024 với sự tham gia tranh tài của 19 thí sinh, chia làm 2 bảng thuộc Khối cán bộ Đoàn xã phường, thị trấn và Khối cán bộ Đoàn trực thuộc.
Đoàn chuyên gia của Cơ quan Khảo sát khảo cổ Ấn Độ (ASI) thuộc Bộ Văn hóa Ấn Độ đã bắt đầu cuộc khảo sát, nghiên cứu, để lên kế hoạch bảo tồn Tháp Nhạn tại TP Tuy Hòa (Phú Yên).
Từ năm 1949, Ủy ban kháng chiến hành chính Hà Nội đã xây dựng Đề án tiếp quản thủ đô trình Bộ Nội vụ để xin ý kiến vào ngày 1-2-1951.
Ngày 16/9, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã công bố 131 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 thông qua Ngân hàng TMCP Quân đội từ ngày 10/9 đến ngày 16/9/2024.
Chân dung Bác Hồ giản dị, gần gũi, thương yêu Quân đội nhân dân Việt Nam được tái hiện qua lời kể của những nhân chứng lịch sử trong chương trình Giai điệu tự hào tháng 5 với chủ đề 'Bác đang cùng chúng cháu hành quân'.