Đoàn chuyên gia của Cơ quan Khảo sát khảo cổ Ấn Độ (ASI) thuộc Bộ Văn hóa Ấn Độ đã bắt đầu cuộc khảo sát, nghiên cứu, để lên kế hoạch bảo tồn Tháp Nhạn tại TP Tuy Hòa (Phú Yên).
Ngày 15-1, ông Nguyễn Công Thành - phó chủ tịch UBND TP Tuy Hòa (Phú Yên) - cho biết đoàn chuyên gia của ASI đã bắt đầu quá trình khảo sát để lên kế hoạch bảo tồn, trùng tu Tháp Nhạn ở TP Tuy Hòa.
Theo ông Thành, việc trùng tu di tích quốc gia đặc biệt Tháp Nhạn dựa trên những nội dung của bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ ký ngày 28-10-2014.
Mới đây, trong lần khảo sát vào ngày 14-1, đoàn chuyên gia của ASI đã tiến hành đo đạc, bay flycam, chụp scan 3D... và sử dụng một số phương tiện công nghệ hiện đại để thu thập thông tin, dữ liệu chính xác nhằm làm cơ sở ban đầu phục vụ công việc trùng tu Tháp Nhạn.
Bên cạnh đó, tại một số di tích khác trên địa bàn TP Tuy Hòa như đài tưởng niệm núi Nhạn, Bia Chợ Dinh và di tích Tháp Chăm Đông Tác cũng được đoàn chuyên gia sử dụng công nghệ chụp scan 3D để thu thập dữ liệu.
Theo UBND TP Tuy Hòa, hiện trên Tháp Nhạn đã ghi nhận tình trạng gạch bị mủn nát, xuất hiện các vết nứt trên thân tháp, sụt lún sân tháp… Vì vậy, UBND TP Tuy Hòa đề nghị các chuyên gia đưa ra các giải pháp tu bổ, chống xuống cấp phù hợp.
UBND TP Tuy Hòa cũng đề nghị trong quá trình đoàn chuyên gia ASI tiến hành tu bổ tôn tạo đối với di tích quốc gia đặc biệt Tháp Nhạn cần có giải pháp để đảm bảo việc khai thác, phục vụ khách tham quan di tích không bị gián đoạn vì đây là một trong những biểu tượng về du lịch của thành phố Tuy Hòa nói riêng và Phú Yên nói chung.
Đoàn chuyên gia ASI đã đề xuất bảo tồn và tôn tạo phần kiến trúc Tháp Nhạn gồm các hạng mục như thay thế gạch xây tháp bị hư hại, mủn nát, xử lý các vết nứt trên thân tháp, gia cố, gia cường một số vị trí trên thân tháp, loại bỏ sinh vật gây hại di tích, vệ sinh mặt phía trong lòng tháp...
Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI, đầu thế kỷ XII. Đến thời kỳ chiến tranh (1945-1954) tháp bị hư hại một số phần. Sau đó, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp.
Tháp Nhạn được xây dựng trên một khu đất tương đối bằng phẳng, nằm gần đỉnh núi Nhạn, tháp có hình tứ giác với 4 tầng, theo mô típ tầng trên là hình dáng thu nhỏ của tầng dưới. Tháp cao gần 24m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m.
Năm 1988, Tháp Nhạn đã được công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia.
Cuối năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1820/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 9), trong đó có di tích kiến trúc - nghệ thuật Tháp Nhạn.
Bộ trưởng Y tế Cho Kyoo-hong đưa ra lời kêu gọi vào phút chót, yêu cầu các giáo sư không từ chức hàng loạt để ủng hộ bác sĩ cấp dưới đình công.
Nhiều hoạt động đón Tết Trung thu được tổ chức cho các em thiếu nhi ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), tạo cho các em một mùa Trung thu vui tươi.
Bé Nam, 8 tuổi, bị cứng khớp khuỷu tay sau khi ngã xe đạp, không thể gập duỗi, bác sĩ phát hiện một mảnh xương vỡ mắc kẹt trong khớp.
Bộ sách gồm 24 cuốn bao gồm hồi ức của những người trực tiếp tham gia cuộc chiến, những sáng tác, nghiên cứu về Chiến thắng Điện Biên Phủ của các nhà văn, chuyên gia trong nước và nước ngoài.
Mỗi dịp Tết ông Công ông Táo, ngoài chuẩn bị mâm cỗ cúng chu đáo, các gia đình còn mua cá chép, vàng mã để thể hiện lòng thành. Tuy nhiên, một số người cho rằng việc đốt vàng mã hay thả cá chép chỉ gây lãng phí và ảnh hưởng môi trường.
Có cơ hội để tiếp tục hành trình nghiên cứu tại Hàn Quốc sau thời gian tu nghiệp song Trần Thị Như Hoa chọn trở về.
Khi đang đi câu cá với gia đình, người đàn ông 40 tuổi ở New South Wales bị một con cá sấu bất ngờ tấn công, kéo xuống sông ngay trước mặt vợ con.
Khi hay tin con vào đại học, anh Lê Văn Nghiên hốt hoảng vì lo. Nhà không có bò để bán, căn nhà tình thương nếu cầm cố cũng chẳng được bao nhiêu, lấy đâu cho con học.
Theo 'China Daily', chú chó Fu Zai, giống Corgi, 6 tháng tuổi hiện là chó cảnh sát dự bị của đồn cảnh sát Duy Phương, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.