Lễ khởi hành chuyến thám hiểm Nam cực lần thứ 40 của Trung Quốc được Bộ Tài nguyên thiên nhiên nước này tổ chức tại căn cứ thám hiểm địa cực Trung Quốc tại Thượng Hải.
Theo truyền thông nước này, đội thám hiểm Nam cực thứ 40 của Trung Quốc khởi hành từ ngày 1/11/2023 và trở về vào tháng 4/2024, kéo dài hơn 5 tháng.
Đây là lần đầu tiên sứ mệnh thám hiểm Nam cực được hỗ trợ bởi 3 con tàu, gồm tàu “Tuyết Long (Xuelong)” và “Tuyết Long 2” khởi hành từ Thượng Hải, chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ khảo sát khoa học, vận chuyển nhân sự và cung ứng hậu cần; cùng tàu chở hàng “Thiên Huệ (Tianhui)” khởi hành từ tỉnh Giang Tô, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng trạm nghiên cứu khoa học mới.
Đoàn khảo sát lần này có hơn 460 người đến từ hơn 80 đơn vị của Trung Quốc.
Một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của đợt thám hiểm Nam cực lần này là xây dựng trạm nghiên cứu khoa học mới. Trạm này nằm ở khu vực ven Biển Ross ở Đông Nam cực. Đây là trạm nghiên cứu Nam cực thứ 5 của Trung Quốc, cũng là trạm nghiên cứu quanh năm thứ 3 sau các trạm Trường Thành và Trung Sơn, đồng thời là trạm nghiên cứu đầu tiên hướng với khu vực Thái Bình Dương.
Trạm này sẽ thực hiện việc quan trắc, giám sát và nghiên cứu khoa học đa tầng, đa ngành về môi trường khí quyển, môi trường biển cơ bản, sinh thái sinh học... Sau khi hoàn thành, trạm này dự kiến có thể chứa 80 người vào mùa Hè và 30 người vào mùa Đông.
Hai nhiệm vụ còn lại là điều tra tác động và phản hồi của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái Nam cực, đồng thời triển khai hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và hỗ trợ hậu cầu với một số quốc gia.
Được biết, Trung Quốc gửi đội thám hiểm đầu tiên đến Nam cực vào năm 1984 và thiết lập trạm nghiên cứu đầu tiên một năm sau đó. 4 trạm nghiên cứu còn lại của nước này tại Nam cực gồm Trường Thành, Trung Sơn, Côn Lôn và Thái Sơn.
Chuyên gia Mỹ tiết lộ, sau chín tháng trên quỹ đạo, tàu vũ trụ bí ẩn của Trung Quốc đã hạ cánh lần thứ hai, khiến quốc gia này trở thành một trong số ít quốc gia phóng và thu hồi thành công một tàu vũ trụ có thể tái sử dụng.
Cư dân ở thành phố Lopburi dường như không thể nhẫn nhịn thêm khi bầy khỉ đông đúc trở nên hung dữ và cướp giật thức ăn theo cách thô bạo.
Nguyễn Hữu Nghĩa, sinh viên trường Đại học Việt Đức nghiên cứu giảm khối lượng càng đáp máy bay 44% giúp giảm trọng lượng, chi phí vận hành.
Hội hoạt động với mục đích cập nhật thông tin, quảng bá kỹ năng, sản phẩm, chia sẻ kiến thức khoa học-công nghệ cho các hội viên và cộng đồng người Việt tại Thụy Điển.
Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, được phát hiện chết vào sáng 23/4 đã được vận chuyển về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) trong chiều nay. Cá thể sẽ được bảo quản ở phòng lạnh sâu trong khi chờ phương án xử lý của UBND thành phố Hà Nội.
Mặc dù là xe dưới 9 chỗ ngồi nhưng taxi lại có chu kì đăng kiểm khác với các loại xe cá nhân thông thường.
Con tinh tinh cái ở vườn thú Bioparc Valencia mang xác con bên mình suốt nhiều tháng liền, cung cấp minh chứng về trí thông minh và quan hệ gắn bó chặt chẽ của loài này.
Nhiệm vụ phòng thủ hành tinh đầu tiên của Trung Quốc đang dần thành hình, hướng tới vừa quan sát vừa đâm vào một tiểu hành tinh gần Trái Đất với một lần phóng.
Việc khai trương Cơ sở Dữ liệu Văn bản Pháp luật về Quân sự, Quốc phòng là sự kiện đặc biệt, đánh dấu sự nỗ lực của Bộ Quốc phòng trong ứng dụng công nghệ thông tin, Chuyển đổi Số.