Hội hoạt động với mục đích cập nhật thông tin, quảng bá kỹ năng, sản phẩm, chia sẻ kiến thức khoa học-công nghệ cho các hội viên và cộng đồng người Việt tại Thụy Điển.
Ngày 29/6, Hội Chuyên gia Khoa học-Công nghệ Việt Nam tại Thụy Điển đã chính thức được thành lập tại thủ đô Stockholm nhằm kết nối và phát huy hơn nữa tiềm năng của các nhà khoa học Việt Nam tại địa bàn.
Tham dự Lễ ra mắt Hội có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thụy Điển Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Liên hiệp hội người Việt tại Thụy Điển Lê Sơn Hà cùng 30 chuyên gia, trí thức người Việt tại Thụy Điển.
Tại buổi lễ, các thành viên Hội đã xem xét, thông qua Điều lệ Hội, trong đó quy định cụ thể tên gọi, mục đích hoạt động, quy chế thành viên, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức, nhân sự và các vấn đề liên quan khác.
Theo Điều lệ, Hội Chuyên gia Khoa học-Công nghệ Việt Nam tại Thụy Điển được xác định là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ.
Hội hoạt động với mục đích cập nhật thông tin, quảng bá kỹ năng, sản phẩm, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực khoa học-công nghệ cho các hội viên và cộng đồng người Việt tại Thụy Điển; kết nối, mở rộng quan hệ giữa các chuyên gia, trí thức người Việt Nam tại Thụy Điển với nhau và với cộng đồng chuyên gia, trí thức Việt Nam ở trong nước và các nước khác; hỗ trợ tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Thụy Điển trong lĩnh vực khoa học-công nghệ.
Hội đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ 1 (2024-2026) gồm 13 thành viên, trong đó Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Quang Minh, chuyên gia cao cấp tại Công ty phần mềm Thermo Calc, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội.
Đặc biệt, ngoài các chuyên gia gốc Việt, Hội cũng lập một Ban cố vấn, quy tụ các chuyên gia người Thụy Điển - những người dành nhiều tình cảm cho đất nước, con người Việt Nam. Trong số đó, có nhiều người đã từng sinh sống, làm việc tại Việt Nam, có nhiều đóng góp giúp Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước.
Phát biểu tại Lễ ra mắt Hội, Đại sứ Trần Văn Tuấn chúc mừng Hội đã chính thức được thành lập sau thời gian dài "thai nghén."
Đại sứ nhấn mạnh đây là một trong những điểm nhấn tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển; tin tưởng rằng Hội sẽ ngày càng thu hút thêm nhiều thành viên hơn nữa, có nhiều đóng góp cho nền khoa học-công nghệ nước nhà cũng như trở thành cầu nối vững chắc cho quan hệ Việt Nam-Thụy Điển trong lĩnh vực này.
Đại sứ Trần Văn Tuấn cũng khẳng định Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ Hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ chuyên gia, trí thức người Việt tại Thụy Điển cống hiến tài năng, công sức cho sự phát triển của Việt Nam và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Thay mặt Liên hiệp hội người Việt tại Thụy Điển, Chủ tịch Lê Sơn Hà bày tỏ vui mừng khi cộng đồng người Việt sở tại lại có thêm một hội đoàn nữa. Ông nhấn mạnh sự kiện này góp phần khẳng định hơn nữa sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển.
Chủ tịch Hội Đỗ Quang Minh gửi lời cảm ơn chân thành tới Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển đã tích cực hỗ trợ cho việc thành lập Hội. Ông mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan chức năng trong nước, Đại sứ quán Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại địa bàn để Hội có được những kết quả hoạt động hiệu quả, thực chất trong thời gian tới.
Hội Chuyên gia Khoa học-Công nghệ Việt Nam tại Thụy Điển được thành lập ngay trước thềm Diễn đàn trí thức và chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trong tháng 8/2024.
Hội đã đăng ký cử một số đại biểu về dự Diễn đàn nhằm đóng góp công sức, trí tuệ cho sự phát triển đất nước./.
Nghiên cứu 'Disrupting Harm 2022' do UNICEF, ECPAT International và Interpol phối hợp thực hiện chỉ ra, hầu hết trẻ em Việt Nam sở hữu kiến thức về các kỹ năng an toàn trên môi trường trực tuyến, cũng như biết cách báo cáo nội dung có hại trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ 36% các em nắm được cách để an toàn trên không gian mạng. Trong năm qua, 1% người dùng internet trong độ tuổi 12–17 ở Việt Nam là nạn nhân của bóc lột và xâm hại tình dục qua...
Các nhà khảo cổ ở Ý đã khai quật được một ngôi mộ 2.200 năm tuổi có hình vẽ hai sinh vật thần thoại quý hiếm: nhân mã biển có đầu và thân là một người đàn ông, còn phần thân dưới là hình con ngựa.
Mặt trăng dàn hàng ngang trên bầu trời sắp diễn ra. Hiện tượng này xảy ra cứ sau 18,6 năm khi mặt trăng mọc và lặn ở những điểm cực đoan nhất trên đường chân trời, đồng thời cũng là điểm cao nhất và thấp nhất trên bầu trời.
Hồ Baikal ở Siberia đứng đầu danh sách những hồ nước sâu nhất thế giới, chứa 1/5 nguồn dự trữ nước ngọt không đóng băng trên hành tinh.
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới với chiếc sừng độc đáo như chiếc mũ sắt của vị thần Loki trong thần thoại Bắc Âu.
Mới đây, Bộ Tài chính có ý kiến trả lời cử tri về việc thủ tục bảo hiểm xe máy bị chê rườm rà.
Trong khi một số người cho rằng các giải Nobel năm nay thể hiện 'cái bắt tay lịch sử' của con người và máy học có thể giúp con người thành công hơn như thế nào, một số người khác cho rằng những trào lưu về AI đang gây ảnh hưởng quá mức. Các ủy ban trao giải Nobel dường như công nhận sức mạnh mang tính bước ngoặt của trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua hai giải thưởng năm nay. Giải thưởng vật lý dành cho những người có 'công trình nền tảng trong lĩnh...
Mô phỏng mới chỉ ra lớp kim cương dày gần 15 km có thể ẩn sâu bên dưới bề mặt sao Thủy, giúp lý giải một số bí ẩn lớn nhất, bao gồm cấu tạo và từ trường kỳ dị của hành tinh.
Trong khi tàu vũ trụ Starliner (Boeing) sẽ lần đầu chở người lên quỹ đạo tối nay, tàu Crew Dragon (SpaceX) đã vận chuyển phi hành gia nhiều năm qua.