Theo Viện Công nghệ Tàu vũ trụ Trung Quốc (CALT), nhà phát triển tên lửa thuộc sở hữu nhà nước, ba động cơ YF-100K cho tầng đầu tiên của tên lửa đã được kích hoạt đồng thời trong cuộc thử nghiệm hôm 14/6 tại quận Fengtai, thủ đô Bắc Kinh.
Viện Công nghệ Tàu vũ trụ Trung Quốc cho biết các động cơ tạo ra lực đẩy tổng hợp 382 tấn trong vài phút, “khởi động bình thường, hoạt động ổn định và tắt đúng lịch trình”.
Viện nghiên cứu cho biết thêm rằng việc phát triển tên lửa đã đi vào "giai đoạn nước rút" để thực hiện các bài kiểm tra cấp hệ thống hướng với quy mô lớn, hướng tới chuyến bay đầu tiên.
Trường Chinh-10, cao 92,5 m, là tên lửa siêu nặng ba tầng đốt cháy dầu hỏa và oxy lỏng.
Tầng đầu tiên của nó rộng 5 m và được trang bị bảy động cơ YF-100K. Cùng với hai tên lửa đẩy, mỗi tên lửa cũng bao gồm bảy động cơ YF-100K, có thể tạo ra lực đẩy cực lớn 2.678 tấn khi cất cánh.
Tên lửa có khả năng vận chuyển ít nhất 27 tấn lên quỹ đạo chuyển tiếp Trái đất - Mặt trăng, gấp khoảng ba lần công suất của Trường Chinh-5, tên lửa mạnh nhất của Trung Quốc cho đến hiện tại.
Đối với kế hoạch đưa con người lên Mặt trăng của Trung Quốc, tên lửa Trường Chinh-10 sẽ thực hiện hai nhiệm vụ phóng, một là đưa tàu vũ trụ Mộng Châu (Mengzhou) lên quỹ đạo Mặt trăng, và nhiệm vụ thứ hai là phóng tàu đổ bộ Mặt trăng Lãm Nguyệt (Lanyue).
Sau đó, hai tàu vũ trụ này sẽ gặp gỡ và kết nối với nhau trên quỹ đạo Mặt trăng. Hai phi hành gia từ tàu Mộng Châu sẽ chuyển sang tàu đổ bộ Lãm Nguyệt.
Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, sau khi tàu đổ bộ hạ cánh xuống bề mặt Mặt trăng, các phi hành gia sẽ lái một chiếc xe tự hành để thực hiện các cuộc điều tra khoa học và thu thập các mẫu đá.
CCTV cho biết thêm, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các phi hành gia sẽ quay trở lại Lãm Nguyệt và rời khỏi Mặt trăng. Họ sẽ kết nối với Mộng Châu trên quỹ đạo Mặt trăng và trở về Trái đất cùng với các mẫu vật đã thu thập được. Thông tin này được đưa ra vào tháng 7/2023 sau một bài kiểm tra động cơ YF-100K thành công.
“Cuộc thử nghiệm hôm 14/6 đã xác minh một số công nghệ tiên tiến mà giờ đây chúng tôi có thể tự tin sử dụng cho các nhiệm vụ bay”, kỹ sư Wang Qingwei của CALT cho biết.
Xu Hongping, đồng nghiệp của Wang cho biết: "Cuộc thử nghiệm đã thúc đẩy tinh thần của chúng tôi và cung cấp những hiểu biết giá trị để chúng tôi hoàn thành các bài kiểm tra và chuyến bay tiếp theo".
Trung Quốc đang nghiên cứu các thành phần quan trọng khác của kế hoạch đổ bộ Mặt trăng, chẳng hạn như tàu vũ trụ chở phi hành đoàn, tàu đổ bộ và xe tự hành, cũng như bộ đồ đổ bộ lên mặt trăng.
Nguyên mẫu của chúng hiện đang được sản xuất và Trung Quốc đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030.
Tại dự thảo liên quan xử lý vi phạm giao thông đang lấy ý kiến, ngoài việc phạt tiền, Bộ Công an cũng đề xuất các trường hợp vi phạm sẽ bị tịch thu xe.
Một kho tiền xu 1.700 năm tuổi được tìm thấy ở Israel cung cấp bằng chứng mới về cuộc nổi dậy cuối cùng của người Do Thái chống lại sự cai trị của La Mã.
Loài cá nhỏ sống trong những vùng nước nông ở Myanmar gây ấn tượng cho giới khoa học với khả năng tạo ra âm thanh lên tới 140 decibel.
Sự kiện diễn ra sáng 15/5, có sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ban ngành và các nhà khoa học cùng ôn lại chặng đường phát triển và đóng góp của ngành.
Chính quyền TP HCM quy định tối đa 1 tỷ đồng cho mua sắm tài sản khi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, nhằm tập trung nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu.
Bạn đọc Nguyễn Nam ở Bắc Ninh hỏi, tôi mới đi làm nên có ý định mua chiếc xe máy cũ. Vậy theo quy định mới nhất hiện nay, thủ...
Sứ mệnh du hành vũ trụ đầu tiên của Boeing kết thúc với một khoang tàu rỗng đáp xuống Trái đất, để lại hai phi hành gia trong không gian.
Trong hơn 100 năm, xác tàu chiến Anh nằm trên đáy biển, bị bao phủ bởi những con hà và tảo biển sau khi trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức trong Thế chiến I.
Sau khi cứu hộ, trăn đất 63 kg cùng 34 động vật hoang dã do người dân tự nguyện giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM được thả về Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.