Mô hình quan hệ nước lớn
Tân Hoa Xã nhận định, chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Nga của ông Tập Cận Bình kể từ khi được bầu lại làm Chủ tịch Trung Quốc nhằm mục đích đề ra kế hoạch chi tiết để phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Nga trong kỷ nguyên mới. Chuyến thăm cũng sẽ thúc đẩy sự hợp tác thiết thực giữa hai nước, tạo động lực mạnh mẽ cho nỗ lực duy trì hòa bình và thịnh vượng để cùng nhau xây dựng một cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại.
Trong thập kỷ qua, hai nguyên thủ đã gặp nhau khoảng 40 lần. Những năm qua đã chứng kiến sự phát triển vững chắc của quan hệ Trung Quốc - Nga với việc ký kết một loạt các văn kiện quan trọng. Năm 2021, hai nhà lãnh đạo kỷ niệm 20 năm Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và Nga, đồng thời quyết định gia hạn hiệp ước.
Khi thế giới đang đối mặt với những thay đổi sâu sắc chưa từng thấy trong một thế kỷ và đại dịch chưa từng có, ông Tập Cận Bình và ông Putin đã duy trì liên lạc chặt chẽ bằng nhiều cách. Dưới sự lãnh đạo chung của hai nguyên thủ quốc gia, quan hệ đối tác song phương ngày càng trưởng thành và bền vững.
Tân Hoa Xã nhận định: Như một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc, "sự hợp tác thực sự bất chấp khoảng cách địa lý", Trung Quốc và Nga đã mở đường cho sự phát triển của quan hệ nước lớn, thể hiện lòng tin chiến lược và láng giềng tốt, là một ví dụ điển hình cho một kiểu quan hệ quốc tế mới.
Chương mới trong quan hệ Trung - Nga
Tháng 6 năm ngoái, cây cầu đường cao tốc xuyên biên giới Hắc Hà - Blagoveshchensk bắc qua sông Hắc Long Giang đã thông xe, đánh dấu cột mốc quan trọng trong kết nối cơ sở hạ tầng, kết nối vùng đông bắc của Trung Quốc và vùng Viễn Đông của Nga trong bối cảnh hợp tác kinh tế và thương mại song phương bùng nổ.
Thương mại hai chiều đã phát triển trong thập kỷ qua, tăng từ dưới 90 tỉ USD năm 2013 lên hơn 190 tỉ USD vào năm ngoái và tiến sát mục tiêu 200 tỉ USD mà hai nguyên thủ quốc gia đề ra.
Xuất khẩu ôtô và phụ tùng từ Trung Quốc sang Nga đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Đến cuối năm ngoái, số lượng đại lý ôtô của các thương hiệu Trung Quốc tại Nga đã tăng lên 1.041. Trong khi đó, sôcôla, mật ong, bột mì và rượu - những sản phẩm chất lượng cao của Nga - đã trở nên phổ biến rộng rãi hơn đối với khách hàng Trung Quốc.
Giao lưu nhân dân và giao lưu văn hóa giữa hai nước cũng đang phát triển mạnh. Yuri Tavrovsky - giáo sư tại Đại học Hữu nghị Nhân dân Nga - cho biết, Nga và Trung Quốc đã tích cực hợp tác dưới sự chỉ đạo của hai nguyên thủ quốc gia trong 10 năm qua, mở ra thêm nhiều lĩnh vực hợp tác mới trong thời gian tới.
Cộng đồng chung vận mệnh
Năm 2013, ông Tập Cận Bình đã chọn Nga là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi trở thành Chủ tịch nước. Phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Mátxcơva trong chuyến thăm đó, ông Tập Cận Bình kêu gọi xây dựng một kiểu quan hệ quốc tế mới với cốt lõi là hợp tác cùng có lợi, nhấn mạnh nhân loại "ngày càng nổi lên như một cộng đồng chung vận mệnh, trong đó mọi người đều có trong chính mình một chút của người khác".
Kể từ khi được đề xuất, khái niệm "cộng đồng chung vận mệnh" đã nhiều lần được ghi nhận trong các tài liệu quan trọng của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và các cơ chế đa phương khác.
“10 năm đã trôi qua và chúng tôi hiểu rằng, tầm quan trọng của khái niệm này không hề giảm đi mà ngày càng trở nên quan trọng hơn” - ông Anatoly Torkunov, Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Mátxcơva, cho biết.
Hiện tại, thế giới đã đi đến một ngã rẽ lịch sử khác. Ông Tập Cận Bình cho biết, “thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc chưa từng thấy trong một thế kỷ”, trong khi ông Putin cũng đưa ra nhận định tương tự tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai.
Với tư cách là các quốc gia sáng lập SCO, cả hai bên đã thúc đẩy hợp tác đa phương, mở rộng trọng tâm của tổ chức từ an ninh sang chính trị, kinh tế cũng như giao lưu nhân dân và văn hóa. Trong cơ chế BRICS, Bắc Kinh và Mátxcơva cùng với các thành viên khác đã đóng vai trò tích cực thúc đẩy cải cách quản trị kinh tế toàn cầu, cùng tạo tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề lớn của quốc tế và khu vực. Những nỗ lực đó đã giúp các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển có nhiều tiếng nói hơn trên trường thế giới.
Trung Quốc và Nga, với tư cách là các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như các bên quan trọng của G20, APEC và các nhóm toàn cầu và khu vực quan trọng khác, cũng đã hợp tác chặt chẽ về các vấn đề liên quan đến tình hình ở Bán đảo Triều Tiên, Afghanistan, cũng như vấn đề hạt nhân Iran...
Tình hình xung đột ở Ukraine và Trung Đông, Thủ tướng Iraq thăm Mỹ, Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc, Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản, ông Donald Trump ra hầu tòa hình sự... là một số sự kiện nổi bật trong 24 giờ qua.
Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội thừa nhận bên cạnh các quận, huyện đã triển khai tốt công tác sắp xếp vỉa hè, vẫn còn một số địa phương chưa vào cuộc quyết liệt.
Sáng 24/2, phát biểu tại Lễ tuyên dương lực lượng Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng gửi lời chia buồn sâu sắc đến Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt đến các gia đình có người tử nạn và những người bị thương, những người bị mất mát nhà cửa, đang lâm vào cảnh 'màn trời chiếu...
Nga đã có những thay đổi trong ngành công nghiệp quốc phòng với vị trí mới dành cho một thân tín của ông Putin. Matxcơva cũng đưa tên lửa xuyên lục địa Bulava vào biên chế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 567/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.
Theo kết quả bỏ phiếu ngày 11-6, tiếng Việt sẽ trở thành một trong những ngôn ngữ chính thức của thành phố San Francisco (Mỹ).
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tiết lộ Ukraine sẽ tìm cách phát động một cuộc phản công mới trong năm 2025 sau khi nhận được hỗ trợ từ Mỹ và phương Tây.
9 tháng đầu năm 2023, toàn quốc có 4.765 người chết do tai nạn giao thông, theo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia. Đáng nói, có nhiều vụ...
Công trình nhà ở thuộc phường An Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM) xây tăng tầng, sai phép gây bức xúc cho cư dân, khi công trình vẫn xây dựng dù bị chính quyền xử lý.