Turbine mới do tập đoàn điện Đông Phương lắp đặt có thể cung cấp điện cho 36.000 hộ gia đình mỗi năm và giảm tiêu thụ 22.000 tấn than đá.
Trung Quốc hoàn thành lắp đặt turbine gió 18 MW đầu tiên trên thế giới. Tập đoàn điện Đông Phương, nhà sản xuất máy phát điện của nhà nước, đạt thành tựu này hôm 5/6 với turbine lắp đặt ở cơ sở thử nghiệm ven biển tại tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc, theo Interesting Engineering.
Trong tình hình các nước tìm cách cắt giảm nhiên liệu hóa thạch và tăng sử dụng năng lượng tái tạo, turbine gió đang phát triển mạnh. Để khai thác sức gió mạnh ở biển, nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) tập trung vào xây dựng turbine lớn và tốt hơn có thể cung cấp điện cho nhiều hộ gia đình trong một vòng quay cánh quạt.
Tại sự kiện Điện gió Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái, Đông Phương giới thiệu hai mẫu turbine gió 18 MW, thuộc hàng lớn nhất thế giới về công suất. Chưa đầy một năm sau, họ hoàn thành lắp đặt mẫu turbine khổng lồ. Đường kính rotor của turbine là 260 m và diện tích khu vực quét là 53.000 m2, gấp hơn 7 lần sân bóng đá tiêu chuẩn. Theo Đông Phương ước tính, turbine sẽ sản xuất 72 triệu kilowatt giờ (kWh) điện hàng năm, đủ để đáp ứng nhu cầu điện của 36.000 hộ gia đình. Thiết bị cũng giúp giảm đốt 22.000 tấn than đá và ngăn giải phóng 59.000 tấn khí thải carbon.
Đông Phương không phải nhà sản xuất duy nhất ở Trung Quốc chế tạo turbine 18 MW. Trước đó, Công ty năng lượng thông minh Minh Dương cũng giới thiệu turbine 18 MW có thể cho công suất lên tới 20 MW vào ngày lộng gió. Một ví dụ về mức năng lượng mà một turbine gió lớn có thể sản xuất vào ngày đẹp trời diễn ra vào năm ngoái khi turbine 16 MW của GoldWind đối mặt sức gió 83 km/h. Trong vòng 24 giờ, turbine sản xuất 384 MWh điện, đủ để cung cấp cho 170.000 hộ gia đình.
Tuy nhiên, xu hướng sản xuất turbine gió lớn hơn chỉ được ghi nhận ở các nhà sản xuất Trung Quốc. Nhà sản xuất thiết bị của châu Âu Vestas, từng lập kỷ lục về công suất điện tối đa từ một turbine, không có kế hoạch sản xuất turbine lớn hơn 16 MW. GE Electric, một nhà sản xuất turbine gió khác, cũng chưa lên kế hoạch tạo ra phiên bản 17 - 18 MW của dòng turbine gió Halide nổi tiếng. Mặt khác, các nhà sản xuất turbine Trung Quốc cũng dẫn đầu về lắp đặt nhanh turbine gió ngoài khơi, hoàn thành chỉ trong vòng 24 giờ.
An Khang (Theo Interesting Engineering)
Năm con gấu được nuôi nhốt ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội từ hơn 20 năm trước vừa được chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam.
Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành hợp tác với Liên minh Nghị viện Thế giới nhằm tạo cầu nối giữa khoa học và chính sách.
Khoảng 20 bé gái có thể là nạn nhân của những bức ảnh bị chỉnh sửa này, các bức ảnh có thể đã bị phát tán trên một số nền tảng trực tuyến hoặc các trang web đen.
Với nhiều người Trung Quốc, Tử Cấm Thành tại thủ đô Bắc Kinh là công trình mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa quan trọng, trở thành một trong những biểu tượng của đất nước tỷ dân này. Trong một bộ phim tài liệu về Tử Cấm Thành do đài truyền hình của Đức sản xuất, họ từng đề cập tới việc một kiến sư người Việt tham gia đóng góp công sức xây dựng nên công trình vĩ đại này. Ngoài ra, một bài báo trên tờ “Ích thế báo” do nhà sử học Trương Tú Dân...
Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đối với hai bộ xương cá Ông (cá voi) được phục dựng, bảo tồn tại Di tích Lăng Tân (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Trong đó, bộ xương lớn dài trên 22m, được gọi là “Đồng đình đại vương”. Bộ xương nhỏ dài 18m được gọi là “Đức ngư nhị vị tôn thần”.
Thí sinh tham gia Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 đến từ các địa phương đã hội tụ tại Hà Nội tham dự Hội nghị nhà các khoa học trẻ và Lễ trao giải diễn ra chiều 16/5.
Các nhà bảo tồn cho biết, cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đang ở độ tuổi sinh sản và đã đẻ nhiều trứng. Vì vậy, cái chết của cá thể này là đòn giáng mạnh vào nỗ lực bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất thế giới của Việt Nam cũng như quốc tế.
Theo điểm d khoản 1 Điều 68 Luật giao thông đường bộ 2008 nêu ra một số quy định mà người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành,...
Các nhà khoa học tại Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới phối hợp cùng một số đơn vị nghiên cứu xây dựng thành công quy trình sản xuất giống và dược liệu từ 3 loài trà hoa vàng tại Lâm Đồng.