Ngày 21/1, đại diện đặc biệt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - ông Lưu Quốc Trung tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước đang phát triển (G77) lần thứ 3 tổ chức tại thủ đô Kampala của Uganda.
Trung Quốc coi hợp tác Nam-Nam là ưu tiên đối ngoại hàng đầu |
Đại diện đặc biệt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - ông Lưu Quốc Trung (thứ hai từ phải sang) tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước đang phát triển (G77) lần thứ 3 tại Uganda, ngày 21/1. (Nguồn: AFP) |
Theo ông Lưu Quốc Trung, những biến đổi chưa từng thấy của thế giới trong thế kỷ này đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn và Nam bán cầu đang đối mặt với môi trường bên ngoài phức tạp.
Đại diện đặc biệt của Chủ tịch Trung Quốc đồng thời kêu gọi nỗ lực tìm ra con đường hiện đại hóa, thúc đẩy hợp tác Nam-Nam ở mức độ cao hơn, tích cực tham gia cải cách hệ thống quản trị toàn cầu vì sự phát triển thống nhất, bình đẳng, cân bằng và có lợi cho tất cả.
Tin liên quan |
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung: Quốc tế coi trọng cơ đồ, tiềm lực, vị thế của Việt Nam Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung: Quốc tế coi trọng cơ đồ, tiềm lực, vị thế của Việt Nam |
Ông Lưu cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra tầm nhìn quan trọng là xây dựng cộng đồng có tương lai chung cho nhân loại, cũng như Sáng kiến phát triển toàn cầu, Sáng kiến an ninh toàn cầu và Sáng kiến an minh toàn cầu.
Theo quan chức trên, việc ủng hộ Sáng kiến Vành đai và con đường chất lượng cao là nhằm huy động nguồn lực toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội loài người, ổn định lâu dài và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh, hướng tới tương lai hòa bình, an ninh, thịnh vượng và tiến bộ.
Ông Lưu Quốc Trung nhấn mạnh, Trung Quốc là quốc gia đang phát triển và thành viên khu vực Nam bán cầu, luôn chia sẻ vận mệnh chung với các nước đang phát triển khác và sẽ tiếp tục coi hợp tác Nam-Nam là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
Nhân dịp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân có chuyến thăm chính thức Áo, Đại sứ Việt Nam tại Áo Nguyễn Trung Kiên đã chia sẻ về bức tranh hợp tác kinh tế rất nhiều cơ hội giữa hai nước.
Áp lực tuyển quân ngày càng gia tăng với Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài và nạn trốn nhập ngũ đang khiến giới chức nước này đau đầu.
Philippines cho biết Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ tập trận chung ở Biển Đông, khu vực phía Tây Philippines trong tuần tới để nhấn mạnh cam kết của họ đối với luật pháp trong khu vực và tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế.
Vụ hàng nghìn máy nhắn tin của Hezbollah phát nổ là bước leo thang nghiêm trọng, có thể khiến nhóm vũ trang ở Lebanon cảm thấy họ cần động thái đáp trả mạnh mẽ.
Ngày 6/2, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu thông qua dự luật do Tổng thống Volodymyr Zelensky đệ trình về việc gia hạn tình trạng thiết quân luật và lệnh tổng động viên thêm 90 ngày, từ 14/2-13/5.
Ngày 24/7, Nga cho biết đã kịp thời ngăn chặn một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine nhằm vào thủ đô Moscow.
Tên lửa Nga tấn công tàu treo cờ nước ngoài tại cảng Odessa; Bão Milton nhắm thẳng hướng bang Florida của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng nước này đã bắn hạ 19 UAV của Kiev tại Biển Đen và 4 khu vực nằm gần biên giới Ukraine.
Ngày 27/3, Đại sứ Nga tại Pháp Alexey Meshkov tuyên bố, Moscow và Paris sẽ không đối thoại về lệnh ngừng bắn tong xung đột ở Ukraine khi diễn ra Thế vận hội mùa Hè 2024.