Philippines cho biết Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ tập trận chung ở Biển Đông, khu vực phía Tây Philippines trong tuần tới để nhấn mạnh cam kết của họ đối với luật pháp trong khu vực và tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế.
Philippines thông tin về tập trận chung Mỹ-Nhật-Australia ở Biển Đông, Manila có tham gia? |
Chiến hạm Mỹ, Nhật, Australia diễn tập ở Biển Đông hôm 15/3. (Nguồn: US Navy) |
Quan chức an ninh Philippines ngày 20/8 cho biết Mỹ, Nhật Bản và Australia có kế hoạch tập trận hải quân chung trên Biển Đông ở khu vực ngoài khơi phía Tây Philippines trong tuần tới để nhấn mạnh cam kết của họ đối với luật pháp trong khu vực và tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế.
Phát biểu với hãng tin AP, các quan chức an ninh Philippines cho hay, cuộc tập trận sẽ bao gồm ba tàu sân bay và trực thăng di chuyển cùng nhau để thực hiện các nội dung diễn tập chung.
Tin liên quan |
Australia-Nhật Bản triển khai cuộc tập trận chung Trident 2023 ở Biển Đông Australia-Nhật Bản triển khai cuộc tập trận chung Trident 2023 ở Biển Đông |
Tuy nhiên, quan chức Philippines cho biết hải quân nước này sẽ không tham gia cuộc tập trận sắp tới do những hạn chế về hậu cần quân sự nhưng sẵn sàng trở thành một bên tham gia trong tương lai.
Mỹ có kế hoạch triển khai tàu sân bay USS America, trong khi Nhật Bản sẽ gửi một trong những tàu chiến lớn nhất - tàu sân bay trực thăng JS Izumo. Trong khi đó, Hải quân Hoàng gia Australia sẽ cử tàu sân bay HMAS Canberra, vốn chở theo trực thăng, đồng thời cho biết thêm cuộc tập trận chung này được lên kế hoạch từ vài tháng trước.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản ngày 18/8 cho hay, các tàu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Hải quân Mỹ và Hải quân Hoàng gia Australia sẽ diễn tập chung ở Biển Đông vào ngày 23/8.
Philippines ban đầu dự định tham gia cuộc diễn tập chung này, nhưng hủy vào phút chót do tàu chiến của nước này quá nhỏ để các máy bay có thể cất, hạ cánh.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/8 xác nhận các tàu quân sự của nước này và Trung Quốc đang tuần tra hàng hải ở Thái Bình Dương, diễn tập cứu hộ và đối phó không kích. Các cuộc tập trận cũng bao gồm thực hành "bổ sung dự trữ nhiên liệu bằng tàu và chuyển hàng hóa khi đang di chuyển".
Trong bối cảnh ba nước thuộc vùng Sahel là Burkina Faso, Mali và Niger tuyên bố rút khỏi Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Liên minh châu Phi (AU) đã kêu gọi tiến hành đối thoại.
Phó Thủ hiến Rita Saffioti bày tỏ vui mừng khi thấy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Bà Rịa-Vũng Tàu và bang Tây Australia ngày càng được tăng cường.
Căng thẳng giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon nóng lên khi hai bên có nhiều cuộc không kích đáp trả xuyên biên giới.
Khả năng đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin theo từng giai đoạn giữa phong trào Hamas và Israel ở Dải Gaza dựa trên đề xuất của nước này hồi tháng 5 “gần như bằng 0”.
Tình hình bạo lực tại Haiti tiếp tục diễn biến nghiêm trọng khi các băng nhóm vũ trang tấn công máy bay thương mại của Mỹ.
Thiệt hại do bạo loạn bắt đầu từ tuần trước tại Pháp được ước tính lên tới 1,1 tỷ USD, với hàng trăm cơ sở kinh doanh, ngân hàng bị phá hoại.
Sáng 11/10, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin, trước đó một ngày, nước này đã kỷ niệm 79 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên bằng một buổi hòa nhạc và yến tiệc.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngày 14/3 kêu gọi nộp đơn trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh quan hệ giữa Yerevan và Moscow gặp trục trặc.
Trump thể hiện hình ảnh một lãnh đạo kỷ luật, điềm đạm khi phát biểu tại đại hội đảng Cộng hòa, song khoảnh khắc này không kéo dài lâu, trước khi ông quay lại với phong cách cũ.