Trung Nam: 'Hết cách rồi chúng tôi mới phải cầu cứu'

20:20 01/05/2024

Trước nguy cơ gián đoạn vận hành hệ thống truyền tải 500kV Thuận Nam, Trung Nam cho rằng 'doanh nghiệp không còn cách nào khác, phải kêu cứu'.

Trung Nam kêu cứu, cho rằng có nguy cơ mất an ninh năng lượng vì chưa được thanh toán tiền điện trong khi phải vận hành trạm biến áp, đường dây 500kV do doanh nghiệp tự đầu tư - Ảnh: T.N

Trung Nam nói không còn chi phí để vận hành

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 1-5, ông Vũ Đình Tân - giám đốc Công ty Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (chủ đầu tư dự án) - cho hay dự án điện mặt trời 450 MW, đường dây - trạm biến áp 500kV Thuận Nam đã hoàn thành từ năm 2020, Trung Nam đã vận hành và chịu chi phí vận hành suốt ba năm trong khi theo Luật Điện lực, vận hành truyền tải là độc quyền nhà nước.

"Trong suốt thời gian đó, chúng tôi nhiều lần đề xuất bàn giao nhưng không nhận được hướng dẫn cụ thể, phối hợp từ EVN và Bộ Công Thương. Dù trải qua khó khăn do sự đứt gãy chính sách đầu tư, lãi suất tăng cao, biến động thị trường, không được thanh toán tiền từ cả EVN và các đối tác khác đang được truyền tải qua trạm, nhưng chúng tôi sẵn lòng bỏ tiền xây dựng và bàn giao 0 đồng cho nhà nước", ông Tân nói.

Tuy nhiên, phía Trung Nam cho rằng đến nay vẫn không được tích cực hỗ trợ và doanh nghiệp này vẫn phải chịu chi phí, rủi ro pháp lý.

Do đã nhiều lần có văn bản nhưng chưa được giải quyết dứt điểm nên doanh nghiệp này buộc phải gởi thư kêu cứu vì "không còn chi phí để bảo trì, vận hành trong khi đây là đường dây và trạm 500 kV, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia".

Đối với việc dự án điện mặt trời đầu tư ở ba xã, cấp phép hoạt động chỉ một xã dẫn đến EVN chỉ thanh toán một phần doanh thu phát điện tương ứng phần diện tích nhà máy thuộc một xã.

Ông Tân cho hay dự án nằm trên ba xã là Phước Minh, Nhị Hà và Phước Ninh của huyện Thuận Nam. Tuy nhiên, giấy phép hoạt động điện lực cấp cho nhà máy này chỉ thể hiện chỉ có một xã Phước Minh "là vướng mắc do sai sót của các bên".

Theo vị này, pháp lý quan trọng của dự án như quyết định chủ trương đầu và báo cáo thẩm định thiết kế cơ sở do Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cũng nêu chính xác ba xã.

"Vướng mắc này là thiếu sót câu chữ trong quá trình triển khai dự án, nhưng chỉ một thiếu sót bên mua lại quyết định giam khoản tiền lớn mang tính sống còn của doanh nghiệp như vậy. Trong quá trình làm việc, chúng tôi cũng nhiều lần đề xuất bổ sung chỉnh sửa cho nhất quán giữa chủ trương đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi và các văn bản khác nhưng chưa được hỗ trợ", ông Tân chia sẻ.

"Phải trả lãi hằng ngày, hằng giờ..."

Trung Nam cho hay tiền nhân viên vẫn phải, vận hành, bảo trì đường dây, trạm biến áp khiến doanh nghiệp khó khăn - Ảnh: T.N

Lãnh đạo Trung Nam cho hay từ tháng 10-2020 đến 8-2022, doanh nghiệp này đã đẩy gần 700 triệu kWh điện mặt trời (nếu tính giá chuyển tiếp tương đương hơn 800 tỉ đồng) lên lưới điện quốc gia.

Tuy nhiên, tới thời điểm này, Trung Nam vẫn chưa được thanh toán dù chủ đầu tư đưa ra đề nghị tạm thanh toán bằng 40% giá chuyển tiếp để doanh nghiệp "có cơ hội được sống, được trả lương cho nhân viên".

ĐỌC THÊM
  • "EVN ngưng mua 40% công suất của dự án điện mặt trời 450MW, Trung Nam kiến nghị gì?"
  • "Ninh Thuận kiến nghị khai thác toàn bộ công suất dự án điện mặt trời 450MW của Trung Nam"

Còn đối với sản lượng phần chuyển tiếp từ năm 2023 đến nay, ông Tân cho hay EVN cũng chỉ thanh toán 40% giá trần (giá cao nhất - PV) của khung giá phát điện áp dụng đối với dự án chuyển tiếp (nhà máy điện mặt trời mặt đất có mức giá trần là 1.184,90 đồng/kWh - PV).

"Khi làm việc, EVN luôn nói phải chờ đợi các quy định mới có thể đàm phán. Trong khi doanh nghiệp không thể nắm bắt được quy định nào, khi nào có.

Nhưng việc trả lãi ngân hàng vẫn phải hàng giờ, hàng ngày. Đến tháng tiền nhà của nhân viên vẫn cần phải trả để có chỗ ở, do đó chúng tôi chờ EVN, chờ chính sách, vậy ai sẽ chờ đợi cho doanh nghiệp đây", ông Tân phân trần.

Do đó, ông Tân cho hay doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải kêu cứu.

Trung Nam cho hay dự án đường dây và trạm biến áp 500kV đi vào vận hành đã tháo gỡ nút thắt quan trọng trong tắt nghẽn truyền tải tại Ninh Thuận từ năm 2020 đến nay.

Dự án đã truyền tải hơn 12,3 tỉ kWh điện, giải tỏa công suất cho gần 40 nhà máy năng lượng trong đó có cả nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1.

Đề xuất cần sớm có chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp năng lượng

Ông Vũ Đình Tân - giám đốc Công ty Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (chủ đầu tư dự án) - cho biết việc phải viết thư cầu cứu là chuyện chẳng đặng đừng bởi doanh nghiệp cũng đã hết cách sau nhiều lần đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhưng chưa được hỗ trợ rốt ráo hoặc rơi vào "im lặng".

"Khi gặp vướng mắc khi rót vốn đầu tư, điều doanh nghiệp mong mỏi là cần sớm có các cơ chế, chính sách từ các cơ quan có thẩm quyền để gỡ vướng cho không chỉ Trung Nam mà các doanh nghiệp năng lượng nói chung đã đầu tư vào lĩnh vực này với mục đích là được bán điện với chi phí hợp lý, được thanh toán và thu hồi vốn để trả cho các bên cấp vốn cũng như giúp doanh nghiệp tồn tại", ông Tân khẳng định.

Theo tìm hiểu, việc EVN chưa thanh toán đối với một phần sản lượng điện đã được ghi nhận trên lưới là do dự án này chưa có đầy đủ giấy tờ về hoạt động điện lực đối với toàn bộ diện tích đã được xây dựng và đang chờ hướng dẫn.

Trên cơ sở tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo, EVN đã huy động toàn bộ sản lượng điện tại nhà máy điện mặt trời Trung Nam.

Việc thanh toán tiền điện được thực hiện trên nguyên tắc ghi nhận sản lượng và tạm thanh toán đối với các nhà máy theo khung giá được Bộ Công Thương phê duyệt đối với các dự án điện mặt trời chuyển tiếp.

Đồng thời, dự án này phải chờ hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc hoàn thiện các giấy phép hoạt động điện lực, cũng như các quy định pháp luật liên quan.

Có thể bạn quan tâm
Campuchia khánh thành đường Vành đai 3 kết nối với thủ đô Phnom Penh

Campuchia khánh thành đường Vành đai 3 kết nối với thủ đô Phnom Penh

09:00 04/08/2023

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Hun Sen cho biết công trình đường Vành đai 3 có ý nghĩa quan trọng giúp giải quyết vấn đề lưu lượng giao thông và vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng ở Phnom Penh.

Điện Biên phấn đấu trở thành tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển khá

Điện Biên phấn đấu trở thành tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển khá

15:50 17/03/2024

Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

40 lính cứu hỏa giải cứu du khách mắc kẹt trên tàu lượn siêu tốc

40 lính cứu hỏa giải cứu du khách mắc kẹt trên tàu lượn siêu tốc

13:00 08/02/2024

Lực lượng cứu hộ ở Hồng Kông - Trung Quốc đã nhanh chóng hỗ trợ những du khách gặp nạn trên tàu siêu tốc ngày 7/2.

Headline 3: Tiềm năng đầu tư tại Flamingo Heritage Tân Trào City

Headline 3: Tiềm năng đầu tư tại Flamingo Heritage Tân Trào City

08:30 26/12/2023

Cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ 4 làn xe, tốc độ 90km/h vừa được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên bố khánh thành ngày 24/12. Đây là mốc son báo hiệu đã đến lúc kinh tế - xã hội cất cánh ở Tuyên Quang, vùng đất lịch sử với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, nơi đã sẵn sàng cho một vận hội mới.

Thương mại khí đốt bị sứt mẻ, châu Âu nhanh tay 'chữa cháy', Nga đang ôm 'bom hẹn giờ'

Thương mại khí đốt bị sứt mẻ, châu Âu nhanh tay 'chữa cháy', Nga đang ôm 'bom hẹn giờ'

08:20 03/07/2023

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã chia cắt Moscow khỏi châu Âu - thị trường xuất khẩu khí đốt lớn nhất của nước này. Vậy Nga - quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới - đã làm gì với lượng khí dự trữ đó?

Hồ sơ công ty Bình Thủy Lâm Đồng bị phạt 300 triệu vì vi phạm môi trường

Hồ sơ công ty Bình Thủy Lâm Đồng bị phạt 300 triệu vì vi phạm môi trường

15:10 28/09/2023

Công ty này có mã số thuế là 5800698745, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là trồng rừng và chăm sóc rừng. Ông Nguyễn Văn Quân làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần điện Bình Thủy Lâm Đồng. Ngoài ra, ông Quân còn đại diện cho Công ty Cổ phần thủy điện Huổi Vang - Thành Bưởi. Về tình ...

Ngắm ngôi nhà ở Bắc Giang làm hoàn toàn bằng bê tông

Ngắm ngôi nhà ở Bắc Giang làm hoàn toàn bằng bê tông

14:30 08/09/2023

Ngôi nhà mang tên Bắc Giang House, nằm trong khu đô thị, khu đất 14x17 m, mật độ xây dựng 50%, và làm hoàn toàn bằng bê tông.

Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo

Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo

14:30 25/12/2023

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, một trong những kết quả đáng ghi nhận mà các bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực tổ chức thực hiện là năng lượng tái tạo, các ngành kinh tế biển mới có bước phát triển.

Thông tin mới về số phận cảng khách nghìn tỷ ở Phú Quốc

Thông tin mới về số phận cảng khách nghìn tỷ ở Phú Quốc

14:10 13/03/2024

UBND Thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) yêu cầu tất cả các bè nuôi trồng thủy sản, phương tiện thủy nội địa, tàu du lịch, tàu cá di dời ra khỏi khu vực luồng, quanh bến Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc để hoàn thành hạng mục còn lại và mở cảng ngay trong tháng 3 này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra