Lãnh đạo Trung, Hàn nhất trí bắt đầu đối thoại ngoại giao và an ninh, cũng như thúc đẩy đàm phán thỏa thuận tự do thương mại, trước thềm hội nghị ba bên với Nhật.
"Trung Quốc và Hàn Quốc phải đối mặt những thách thức chung đáng kể trong các vấn đề quốc tế", Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm nay nói trong cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, người đang thăm Seoul lần đầu kể từ khi nhậm chức tháng 3/2023.
Ông Yoon hy vọng sau nhiều thập kỷ duy trì quan hệ, Seoul và Bắc Kinh sẽ "tiếp tục tăng cường hợp tác giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu phức tạp hiện nay", chỉ ra rằng cuộc chiến ở Ukraine, Dải Gaza là nguyên nhân khiến bất ổn gia tăng trong nền kinh tế thế giới.
Hai bên thống nhất thiết lập đối thoại ngoại giao, an ninh, cũng như nối lại các cuộc đàm phán về giai đoạn hai hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước. Các cuộc đàm phán về FTA giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đã đình trệ kể từ năm 2015, khi quan hệ giữa Bắc Kinh với Washington, đồng minh thân cận của Seoul, trở nên căng thẳng.
"Cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên sẽ diễn ra vào giữa tháng 6. Hai bên cũng sẽ mở cửa thị trường của chúng tôi sang các lĩnh vực như văn hóa và du lịch, bên cạnh thương mại hàng hóa", một quan chức cấp cao Hàn Quốc cho biết.
Thủ tướng Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh muốn hợp tác với Seoul để trở thành "một trong những người hàng xóm tốt, đáng tin cậy".
Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Trung Quốc cũng đã thảo luận về Triều Tiên. Ông Yoon hy vọng Trung Quốc có thể là "pháo đài hòa bình với tư cách thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".
Cuộc gặp diễn ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Trung Quốc và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 27/5, đánh dấu cuộc gặp đầu tiên như vậy kể từ năm 2019, một phần do đại dịch và căng thẳng kéo dài giữa Hàn Quốc với Nhật Bản.
Các chuyên gia đã cảnh báo do quan điểm hoàn toàn khác nhau của ba nước về các vấn đề chính như chương trình hạt nhân Triều Tiên và mối quan hệ ngày càng tăng giữa Bình Nhưỡng với Moskva, ba nước sẽ khó đạt được bước tiến mang tính đột phá trong hội nghị thượng đỉnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nói rằng Hàn Quốc và Nhật Bản, những đồng minh an ninh quan trọng trong khu vực của Mỹ, đang tìm cách cải thiện thương mại và giảm căng thẳng với Bắc Kinh.
Huyền Lê (Theo AFP, Yonhap)
Tư lệnh quân đội Israel tuyên bố chiến dịch không kích dữ dội vào Lebanon nhằm làm suy yếu Hezbollah và chuẩn bị khả năng tiến quân vào nước này.
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, hướng tới đưa quan hệ Việt Nam - Peru lên tầm cao mới.
Ngoại trưởng Hungary cho biết nước này sẽ không tham gia vào kế hoạch dài hạn của NATO nhằm hỗ trợ Ukraine và gọi đây là 'sứ mệnh điên rồ'.
Cựu tư lệnh quân đội Anh nhận định Ukraine có 'nguy cơ nghiêm trọng' sụp đổ phòng tuyến và hứng thất bại trước đà tiến trên nhiều hướng của Nga.
Ngày 3/8, Saudi Arabia và Kuwait tuyên bố, mỏ khí đốt mà Iran vừa tuyên bố chủ quyền chỉ thuộc sở hữu duy nhất của hai quốc gia này.
Diễn biến vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc, đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza, Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ Mỹ, loạt chuyến công du của các nhà lãnh đạo trên thế giới... là một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Mỹ, Nga “đấu khẩu” kịch liệt tại Liên hợp quốc, công nhân Triều Tiên đình công ở Trung Quốc, nghị sĩ Pakistan tuyên thệ nhậm chức trong hỗn loạn, Ngoại trưởng Trung Quốc sắp thăm Australia…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Nhà Trắng, các ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa và Israel chỉ trích ông Trump vì bình luận chê trách Thủ tướng Netanyahu và khen Hezbollah 'thông minh'.
Nga cảnh giác về nguy cơ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gửi quân đến Ukraine, Mỹ-Philippines tập trận đánh chìm tàu ở Biển Đông, diễn biến mới ở Rafah, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Serbia... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.