TPO - Một số mô hình canh tác lúa bền vững nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang được triển khai ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả bước đầu cho thấy, với việc ứng dụng đồng bộ giải pháp và công nghệ canh tác lúa tiên tiến, đã giúp giảm các vật tư đầu vào, kiểm soát tốt phát thải và tác động môi trường, hiệu quả kinh tế cũng cao hơn cách canh tác truyền thống.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Công ty TNHH Bayer Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động thực tế, tập huấn, tọa đàm cùng nhà nông và các đối tác trong chuỗi giá trị sản xuất lúa, giải pháp phát triển mô hình Canh tác lúa bền vững hướng đến tương lai – Forward Farming, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mô hình Canh tác lúa bền vững hướng đến tương lai tại xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. Ảnh: CK |
Mô hình canh tác lúa bền vững đang thực nghiệm tại cánh đồng xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ từ tháng 9/2023, với quy mô 2,4ha. Mục tiêu của dự án nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả canh tác lúa, gắn liền giảm thiểu các tác động đến môi trường; góp phần thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp vùng ĐBSCL, thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo và tăng trưởng xanh ở khu vực ĐBSCL.
Mô hình ứng dụng đồng bộ giải pháp và công nghệ canh tác lúa tiên tiến, giảm các vật tư đầu vào, kiểm soát phát thải và tác động môi trường. Nâng cao năng lực và kiến thức canh tác bền vững cho người nông dân; thúc đẩy hợp tác công - tư trong toàn chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo…
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá, qua thực nghiệm, mô hình canh tác lúa trên giúp giảm 2,5-3 lần lượng giống gieo sạ (60kg giống/ha, so với 150-180kg/ha như cách truyền thống); giảm gần 50% lượng nước tưới; giảm gần 25% lượng phát thải khí nhà kính; giảm 1,5-4 triệu đồng/ha chi phí đầu vào. Nhờ tiết kiệm chi phí đầu vào, năng suất lúa lại cao hơn, nên hiệu quả kinh tế tăng từ 13-55% so với mô hình canh tác truyền thống.
Dự án cũng đào tạo, tập huấn cho hơn 4.500 nông dân tại Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang về canh tác lúa chất lượng cao, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn và có trách nhiệm; áp dụng các biện pháp giảm phát thải trong canh tác phù hợp với tập quán nhà nông và điều kiện địa phương.
Các chuyên gia, nông dân cùng cho rằng, mô hình Canh tác lúa bền vững thu được nhiều kết quả tích cực. Cải thiện khả năng tăng trưởng của lúa và chất lượng đất, tiết kiệm lượng nước sử dụng và giảm phát thải trong quá trình canh tác.
Ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, mô hình áp dụng cách thức sạ cụm, sạ thưa, giúp cây lúa đẻ nhánh nhiều và phát triển tốt. Chỉ gieo sạ 60kg lúa giống cho mỗi héc-ta, để lúa khi mọc lên sẽ đẻ nhánh, tạo thành bụi khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc phải bón phân kịp thời, điều tiết nước phù hợp, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.
"Chúng tôi đã thống nhất cùng đơn vị liên quan xem mô hình này là chủ lực để thực hiện quy trình Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Với bước khởi đầu đáng phấn khởi này, mỗi bà con nông dân tham gia mô hình hãy trở thành những khuyến nông viên, cùng hướng dẫn, lan tỏa mô hình đến nhiều nông dân khác trong thời gian tới", ông Thanh nói.
Ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ảnh: CK |
Bà Nguyễn Thị Thu Hương – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đánh giá, mô hình Canh tác lúa bền vững hướng tới tương lai đặc biệt hiệu quả trong giảm lượng giống và giảm nước. Việc giảm giống nhằm củng cố thêm lòng tin cho người nông dân khi bỏ đi thói quen gieo sạ dày. Còn việc giảm nước đã giúp tiết kiệm rất nhiều, phù hợp với xu thế chung khi nguồn nước không phải là tài nguyên vô tận.
“Khi nhân rộng mô hình thời gian tới, tùy vào điều kiện thực tế của các địa phương, có thể điều chỉnh lượng giống gieo sạ cho phù hợp, không nhất thiết phải 60kg/ha và giảm 30% phân đạm. Toàn bộ biện pháp kỹ thuật của mô hình rất phù hợp để triển khai phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa vùng ĐBSCL”, bà Hương nhận định.
Ông Trần Thái Nghiêm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ cho biết, hầu hết các vụ lúa trong mô hình thử nghiệm trên đều cho kết quả vượt trội hơn ruộng lúa không áp dụng. Riêng về lượng giống gieo sạ 60kg/ha là tối ưu hiện nay; các giải pháp kỹ thuật cũng đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Với mục tiêu mở rộng quy mô dự án Canh tác lúa bền vững hướng đến tương lai - Forward Farming, một kế hoạch triển khai chi tiết sẽ được thảo luận và xây dựng. Bao gồm việc tiếp tục nghiên cứu, phát triển và đánh giá hiệu quả các công nghệ và giải pháp trong việc nâng cao chất lượng lúa, giảm tác động môi trường; mở rộng mạng lưới đối tác chiến lược; mở rộng đối tượng tập huấn tại các tỉnh khu vực ĐBSCL… Qua đó, từng bước cụ thể hóa mục tiêu triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL; giúp sản xuất lúa bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tác động ô nhiễm môi trường...
Tại Dự án khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng, chủ đầu tư tự ý phá đường ray xe lửa để xây dựng và đã có nhiều người mua đất làm nhà. Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra nhiều sai phạm của dự án và chuyển hồ sơ đề nghị công an điều tra.
Nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước thời gian vừa qua đã tích cực tổ chức các chương trình, nhân rộng mô hình, giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận...
Thời gian qua trên mạng xã hội Facebook xuất hiện bài đăng rao bán lô đất nằm lọt thỏm giữa khu rừng tự nhiên ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum).
Thông tin nhanh từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 2 (tên quốc tế là Prapiroon) sáng 23/7 đang gây ảnh hưởng cung cấp điện tại một số tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh,…Hiện các công ty điện lực thành viên của EVNNPC đang khẩn trương triển khai công tác ứng phó với bão.
Theo Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia A0 (thuộc Tập đoàn EVN), từ đầu tháng 12 đến nay, lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc nhìn chung khoảng 70 - 140% so với trung bình nhiều năm. Một số hồ có nước về tốt như Thác Bà (Yên Bái), Bản Vẽ (Nghệ An), Cửa Đạt (Thanh Hóa)... Tương tự, các hồ thủy điện miền Trung cũng có lượng nước về tốt, hầu hết đều đạt xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nhiều hồ thủy điện lớn đang xả điều...
Dự án xây mới Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng trên đất 'vàng' TP Hồ Chí Minh có chủ trương từ 15 năm trước, nhưng đến nay...
Trời còn chưa sáng, khu vườn của ông Đặng Văn Phú (thôn Chính, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đã rộn rã tiếng người giục nhau thu hoạch vải thiều để chuẩn bị giao cho khách ngay từ hàng sớm. Với trang bị đơn giản là găng tay và một chiếc đèn pin đeo trên trán, mọi người thoăn thoắt bẻ từng chùm vải chín mọng trên cây. Để chất lượng quả được tươi ngon nhất, kịp thời giao cho khách hàng, người trồng vải ở Lục Ngạn phải thu hoạch từ...
Theo đó, ngành đường sắt bắt đầu bán Tết Nguyên đán 2024 kể từ ngày 20/10 với tổng số vé cung ứng là 200.000 vé, đến nay ngành đường sắt đã bán trên 81.000 vé. Như vậy, hiện vé tàu tết vẫn còn khoảng 119.000 chỗ. “Vé tàu Tết Giáp Thìn 2024 còn ở tất cả các tuyến, các ngày. Hành khách có nhu cầu mua vé liên hệ tại các nhà ga, qua các website bán vé, trên các ứng dụng ví điện tử, app bán vé tàu và qua tổng đài bán vé”, đại diện ngành đường sắt cho...
Theo nội dung của 2 văn bản trên, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đang phối hợp với các Bộ, ngành chức năng và các địa phương triển khai quyết liệt việc bình ổn thị trường vàng, trong đó có giải pháp bán vàng miếng trực tiếp cho 4 Ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC (doanh ngh...