Tuần trước, IMO đã thông qua nghị quyết đầu tiên lên án mạnh mẽ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng thất bại trong vụ phóng vệ tinh do thám hôm 31/5.
Ngày 8/6, người phát ngôn Ủy ban Hàng hải Triều Tiên ra thông cáo báo chí nêu rõ nước này “bác bỏ và không bao giờ công nhận” nghị quyết mới đây của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) lên án các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng, sau vụ phóng vệ tinh do thám hôm 31/5.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn nội dung thông cáo nêu rõ Bình Nhưỡng cho rằng nghị quyết của Tổ chức Hàng hải Quốc tế là “không công bằng và hợp pháp,” đồng thời yêu cầu cơ quan này phản ánh lập trường của Triều Tiên trong tài liệu chính thức mới nhất.
Tuần trước, Tổ chức Hàng hải Quốc tế đã thông qua nghị quyết đầu tiên lên án mạnh mẽ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng thất bại trong vụ phóng vệ tinh do thám hôm 31/5.
Quan chức Triều Tiên cho rằng Tổ chức Hàng hải Quốc tế đã tuyên bố nước này không bắt buộc phải thông báo cho cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc (LHQ) về kế hoạch phóng vệ tinh, khi cảnh báo hàng hải được gửi trực tiếp đến các tàu thông qua hệ thống cảnh báo hàng hải thế giới, trong trường hợp xảy ra một vụ phóng vệ tinh.
Người phát ngôn Ủy ban Hàng hải Triều Tiên bày tỏ: “Do đó, chúng tôi rất lấy làm tiếc và không hài lòng trước thái độ không kiên định của tổ chức này.”
Triều Tiên đã thông báo cho phía Nhật Bản và Tổ chức Hàng hải Quốc tế về kế hoạch phóng vệ tinh từ ngày 31/5 đến ngày 11/6. Để đáp trả nghị quyết của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Triều Tiên ám chỉ rằng Bình Nhưỡng có thể từ bỏ cơ chế thông báo trước cho cơ quan này về những vụ phóng vệ tinh trong tương lai./.
Tăng trưởng kinh tế được xem là trọng tâm của Quốc hội khóa mới của Anh dự kiến diễn ra ngày 17/7.
Ông Trump bị hãng Universal Music khiếu nại, Ấn Độ đưa tàu ngầm hạt nhân thứ hai vào hoạt động, Mỹ cam kết bảo vệ Israel trước mọi cuộc tấn công của Iran, Nga khởi tố cựu Thứ trưởng Quốc phòng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev ngày 1/10 cảnh báo các quân nhân Anh thực hiện công tác huấn luyện cho binh sĩ Kiev ở Ukraine sẽ là mục tiêu hợp pháp của lực lượng Nga, cũng như các nhà máy của Đức sản xuất tên lửa Taurus nếu Berlin cung cấp loại vũ khí này cho Kiev.
Ngày 22/5, quân đội Pháp đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa siêu thanh ASMPA-R có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được nâng cấp.
Cao ủy Nhân quyền Nga Tatyana Moskalkova ngày 14/10 cho biết khoảng 30.415 người, trong đó có gần 8.000 trẻ em, phải sơ tán khỏi các khu vực giáp biên giới với Nga do pháo kích và các cuộc tấn công.
Nga nói đã chặn đứng nhiều cuộc tấn công của Ukraine ở tỉnh Kursk, đồng thời tập kích hàng chục địa điểm ở vùng này và tỉnh Sumy của Ukraine ở bên kia biên giới.
Ngày 10/10, một toà án của Nga đã bác đơn kháng cáo của phóng viên người Mỹ Evan Gershkovich liên quan cáo buộc gián điệp và ra lệnh giam giữ ông này cho tới ngày 30/11.
EU đang kiểm toán số lượng vũ khí mà các thành viên chuyển giao cho Ukraine, do một số không hỗ trợ Kiev hết khả năng, theo báo Anh.
Binh sĩ Ukraine nói cuộc sống với người dân ở tỉnh Kursk khá nhẹ nhàng, nhưng vẫn cảnh giác vì lo thông tin được chuyển cho quân đội Nga.