EU rà soát dòng vũ khí viện trợ cho Ukraine

06:40 18/01/2024

EU đang kiểm toán số lượng vũ khí mà các thành viên chuyển giao cho Ukraine, do một số không hỗ trợ Kiev hết khả năng, theo báo Anh.

Việc kiểm toán được tiến hành bởi Cơ quan Hành động Đối ngoại (EEAS), bộ phận ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU), tờ Financial Times của Anh ngày 16/1 dẫn lời ba quan chức của khối cho biết. EEAS đã yêu cầu các nước EU cung cấp dữ liệu để phục vụ công tác kiểm toán, song một số quốc gia chưa giao nộp đầy đủ thông tin được yêu cầu, theo một quan chức.

Kết quả kiểm toán dự kiến được công bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh của khối vào đầu tháng 2 tới.

Động thái của EU diễn ra sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz yêu cầu tiến hành kiểm đếm, so sánh số lượng khí tài các nước trong khối đã chuyển giao cho Ukraine. Ông cho rằng phần lớn quốc gia EU đã chuyển số hàng viện trợ quân sự cho Kiev "quá ít".

"Chúng ta cũng cần có cái nhìn tổng quát về đóng góp cụ thể mà các nước châu Âu sẽ thực hiện cho Ukraine trong năm nay", ông Scholz nói hôm 8/1.

Theo số liệu của cơ quan theo dõi viện trợ cho Ukraine thuộc Viện Kiel ở Đức, Berlin là quốc gia đứng đầu EU về cam kết viện trợ vũ khí cho Ukraine tính đến tháng 10/2023. Cụ thể, nước này đã tuyên bố sẽ chuyển giao cho Kiev số khí tài trị giá hơn 18 tỷ USD, cao gấp gần 5 lần nước đứng thứ hai là Đan Mạch.

Trong khi đó, hai quốc gia lớn khác của EU là Pháp và Italy mới đưa ra các cam kết viện trợ quân sự nhỏ hơn rất nhiều, lần lượt là 0,57 và 0,73 tỷ USD. Một số quan chức cấp cao EU cũng cho rằng một vài nước đáng lẽ có thể cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng hiện nay của cuộc xung đột.

Theo báo cáo của Viện Kiel, cam kết viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo mới cho Ukraine trong tháng 8-10 năm 2023 đạt gần 2,3 tỷ USD, giảm 87% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, cho thấy động lực viện trợ của châu Âu cho Kiev gần đây đang sụt giảm.

EU hiện chưa thể thông qua gói viện trợ mới trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine do bị Hungary phủ quyết, trong khi Mỹ, nước viện trợ số một của Kiev, cũng chưa phê duyệt gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine vì bị các nghị sĩ Cộng hòa phản đối.

Suy giảm viện trợ từ phương Tây gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động quân sự của Ukraine, khiến nước này gặp khó khăn trong việc đối phó các đòn tập kích tầm xa của Nga, cũng như phải chuyển sang thế "phòng thủ chủ động" ở một số mặt trận trên tiền tuyến.

Đức và một số quốc gia EU, đặc biệt là các nước Đông Âu, đang kêu gọi mở rộng quỹ Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF), cơ chế đã tài trợ một phần hoạt động chuyển giao vũ khí của khối cho Ukraine, song chưa được bổ sung ngân sách từ tháng 6 năm ngoái.

Một quan chức ngoại giao EU cảnh báo một vài quốc gia của khối có thể sẽ ngừng cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine nếu EPF không hoạt động trở lại.

Phạm Giang (Theo Financial Times, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
UAV 30 triệu USD của Mỹ bị bắn rơi tại Yemen

UAV 30 triệu USD của Mỹ bị bắn rơi tại Yemen

01:40 30/05/2024

Lực lượng Houthi tuyên bố hạ máy bay MQ-9 Mỹ trên bầu trời tỉnh Marib, đánh dấu chiếc Reaper thứ ba bị rơi tại Yemen trong hai tuần qua.

Mỹ, Anh, New Zealand đồng loạt cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng, Bắc Kinh phản pháo là 'vu khống ác ý'

Mỹ, Anh, New Zealand đồng loạt cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng, Bắc Kinh phản pháo là 'vu khống ác ý'

13:40 26/03/2024

Ngày 25/3, giới chức Mỹ, Anh và New Zealand cáo buộc Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tấn công mạng sâu rộng. Bắc Kinh lên tiếng phản đối.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung

08:40 06/02/2024

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước cần tiếp tục phát huy tốt vai trò là cơ quan thường trực của cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, tích cực điều phối tổng thể các lĩnh vực hợp tác, triển khai tốt Thỏa thuận về làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong thời kỳ mới giữa hai Bộ Ngoại giao.

Thổ Nhĩ Kỳ tin thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sẽ được gia hạn

Thổ Nhĩ Kỳ tin thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sẽ được gia hạn

05:30 13/03/2023

Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen được gia hạn thêm 120 ngày hồi tháng 11 năm ngoái và sẽ được gia hạn tiếp vào ngày 18/3 tới nếu không bên nào phản đối.

Tàu hàng Anh bị trúng rocket trên Biển Đỏ

Tàu hàng Anh bị trúng rocket trên Biển Đỏ

21:20 03/12/2023

Hai tổ chức an ninh hàng hải cho biết một con tàu thuộc sở hữu của Anh đang đi qua Biển Đỏ đã bị trúng rocket, nghi từ phiến quân Houthi.

Moskva yêu cầu Moldova không cùng EU trừng phạt Nga

Moskva yêu cầu Moldova không cùng EU trừng phạt Nga

10:40 25/11/2023

Moskva yêu cầu Moldova không thực hiện các lệnh trừng phạt Nga của EU và dọa sẽ đáp trả 'động thái thù địch' này nếu Chisinau tiến hành.

Tổng thống Putin để ngỏ khả năng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Putin để ngỏ khả năng đàm phán với Ukraine

22:00 16/06/2024

Các hãng thông tấn Nga dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 16/6 cho biết Tổng thống Vladimir Putin không loại trừ khả năng đàm phán với Ukraine, nhưng yêu cầu phải đảm bảo độ tin cậy của bất kỳ cuộc đàm phán nào.

Ông Medvedev: Nga không còn lằn ranh đỏ với Pháp

Ông Medvedev: Nga không còn lằn ranh đỏ với Pháp

10:50 08/03/2024

Ông Medvedev cảnh báo Nga không còn 'lằn ranh đỏ' nào với Pháp, sau khi ông Macron nói Paris ủng hộ Kiev 'không giới hạn'.

Ông Putin tuyên bố Nga hiện đại hóa 95% 'bộ ba hạt nhân'

Ông Putin tuyên bố Nga hiện đại hóa 95% 'bộ ba hạt nhân'

18:50 23/02/2024

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã hiện đại hóa hầu hết các lực lượng chiến lược trong 'bộ ba hạt nhân'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra