Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ là cơ hội để quảng bá năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu...
Ngày 19-11, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Cục Đối ngoại, Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu đồng chủ trì thông tin về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Theo thông tin từ ban tổ chức, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được tổ chức đồng thời với các hoạt động, sự kiện dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Triển lãm tổ chức lần này nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng.
Triển lãm nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng, đa dạng hóa các kênh hợp tác mua sắm, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ để sản xuất trang bị kỹ thuật, hậu cần, đáp ứng yêu cầu của lực lượng vũ trang…
Đây cũng là cơ hội để quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp quốc phòng của Việt Nam.
Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cho biết triển lãm năm nay có tổng diện tích hơn 100.000m2, với diện tích trưng bày trong nhà là 15.000m2 và ngoài trời hơn 20.000m2.
Đến nay đã có gần 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 27 quốc gia, ngoài Việt Nam còn có Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Serbia, Czech, Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Bulgaria, Ý, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Israel, Malaysia, Indonesia, Singapore, Campuchia, UAE, Mỹ... đăng ký có gian hàng trưng bày tại triển lãm.
Quy mô này tăng gấp đôi so với triển lãm lần thứ nhất năm 2022.
Cục Đối ngoại khẳng định cùng với các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ nằm trong khuôn khổ của triển lãm về trang bị công nghiệp quốc phòng, mà còn là sự kiện giới thiệu về đất nước, con người cũng như Quân đội nhân dân Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Cũng theo thông tin từ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, kinh phí dự kiến cho triển lãm năm nay khoảng 120 tỉ đồng và hoàn toàn từ nguồn lực xã hội hóa.
Đây là nguồn lực tài trợ từ các doanh nghiệp và ban tổ chức cũng thu được từ việc bán các gian hàng trưng bày…
Thiếu tướng Lê Quang Tuyến cũng thông tin thêm tại triển lãm lần thứ nhất năm 2022, đã có 5 hợp đồng được ký, trong đó có 4 hợp đồng của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và 1 hợp đồng của Viettel.
Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay chào mừng của không quân Việt Nam; khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công trình diễn võ thuật, kỹ thuật; bộ đội biên phòng sử dụng 80 quân khuyển cùng 80 huấn luyện viên trình diễn.
Cùng với đó, một điểm mới trong năm nay là có sự tham gia từ các hoạt động của lực lượng tác chiến không gian mạng với khu trưng bày thành tựa của lực lượng này.
Sau lễ khai mạc với các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, triển lãm sẽ mở cửa miễn phí cho người dân vào tham quan từ 13h30 ngày 21-12 đến hết ngày 22-12.
Tối 18/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký công văn hỏa tốc về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu kiểm tra, rà soát, khắc phục ngay sai phạm, kiểm điểm trách nhiệm cán bộ làm sai khi cấp “sổ đỏ” sai vị trí.
Ngày mai (18/7), TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình và 252 bị cáo khác liên quan đến vụ sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng. Các bị cáo bị xét xử về các tội: Nhận hối lộ; Đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tham ô tài sản; Lừa đảo chiếm...
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kết luận kiểm tra tại Trường THPT Buôn Ma Thuột - nơi hiệu trưởng bị “tố” chuyên quyền. Dẫu vậy Ban thanh tra nhân dân trường này cho rằng kết luận không đề cập kiến nghị của ban nên gửi đơn lên Bí thư Tỉnh ủy.
Đơn vị thi công đã san ủi, chặt hạ cây rừng tự nhiên để thực hiện dự án đường dây 110kV của thủy điện Tr' Hy, lực lượng chức năng đã khởi tố vụ án hủy hoại rừng.
Vụ cháy xảy ra tại nhà dân kết hợp kinh doanh xe đạp, xe điện Ánh Dương (thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) khiến cả gia đình gồm 3 người chết.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), ngày thứ tư nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cả nước xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông, làm chết và bị thương 31 người.
Nhiều phật tử ở Bình Dương nhận được tin nhắn, thông báo giả mạo xin tiền ủng hộ xây dựng chùa, chữa bệnh, làm từ thiện; kêu gọi mọi người gửi tiền ủng hộ Ni sư Thích nữ Hương Nhũ chưa bệnh...
Đến thời điểm này, mực nước tại các hồ thủy điện lớn ở miền Trung giảm sâu, gây áp lực lên nguồn cung ứng điện.