Tiến sĩ Amandine Dabat hiến tặng tác phẩm "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" của vua Hàm Nghi cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi trao bức tranh cho đại diện bảo tàng, sáng 12/11. Tại lễ tiếp nhận, Amandine Dabat cho biết tác phẩm được cả gia đình thống nhất chọn. "Đây là ví dụ tiêu biểu cho những nghiên cứu hội họa của vua Hàm Nghi, trong đó có ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu ấn tượng. Nhà vua vẽ thiên nhiên và tìm cách thể hiện ánh sáng trong những rung động tinh tế nhất của nó", Amandine Dabat nói.
Tranh do vua vẽ năm 1908, mô tả quang cảnh đồng quê trong khoảnh khắc hoàng hôn quanh nơi ông sống cùng gia đình tại El Biar, Algiers. Vua sử dụng các gam màu mang nét trầm buồn, hoài niệm, thể hiện cảm xúc nhớ đất nước và khát vọng vươn lên khỏi tình cảnh bị lưu đày.
Tiến sĩ Lịch sử nghệ thuật người Mỹ Nora Taylor từng nhận xét phong cảnh của Algiers trong tranh vua Hàm Nghi "được xem là sự kết nối đến nguồn cội với tư cách một người đang khao khát trở về quê hương".
Sau khi Amandine Dabat bảo vệ luận án tiến sĩ, đại diện bảo tàng Cernuschi, Paris, Pháp đã liên hệ cô để đưa sáng tác của vua Hàm Nghi vào bộ sưu tập của họ. Bà Anne Fort, người phụ trách bộ sưu tập Việt Nam tại đơn vị khích lệ gia đình tặng lại một tác phẩm cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tiến sĩ Amandine Dabat cho biết: "Tôi hy vọng việc này mở đường cho hoạt động trao tặng bức vẽ khác của vua Hàm Nghi, để công chúng Việt có thể hiểu rõ hơn về di sản nghệ thuật của ông".
Ông Nguyễn Anh Minh - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - cho biết việc tiếp nhận và trưng bày bứcNhững sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) có ý nghĩa lớn với đơn vị cũng như nền hội họa trong nước, thể hiện nghĩa cử của gia đình nhà vua.
'Tác phẩm không chỉ bổ sung, làm giàu thêm cho bộ sưu tập của bảo tàng mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật cận - hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20", ông Minh cho hay.
Trước đó vào tháng 12/2022, Thừa Thiên Huế cũng đón nhận bức tranh vua Hàm Nghi vẽ lúc bị lưu đày ở Algérie - do Amandine Dabat hiến tặng.
Trong khuôn khổ sự kiện, tiến sĩ Amandine Dabat giới thiệu sách Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger. Ấn phẩm có 71 trang tác phẩm mỹ thuật, 12 trang sản phẩm điêu khắc, 68 trang ảnh tư liệu, thư từ được dịch từ bản gốc tiếng Pháp Hàm Nghi - Empereur en exil, artiste à Alger, Nhà xuất bản Sorbonne ấn hành năm 2019.
Hôm 5/11, Amandine Dabat đã tổ chức buổi tọa đàm ra mắt sách tại Huế. Sau đó, cô trao tặng Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhiều kỷ vật của vua, gồm khay gỗ khảm xà cừ, một bộ sách chữ Hán, đôi đũa cung đình bằng ngà hải mã được Thái hậu Từ Dũ giao cho bà Phan Thị Hòa sử dụng trong bữa ăn của vua Hàm Nghi, giai đoạn Cần Vương 1885-1889.
Vua Hàm Nghi sinh năm 1871, tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông lên ngôi năm 1884 khi mới 13 tuổi, là hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. Năm 1885, sau khi kinh đô Huế thất thủ, vua cùng Tôn Thất Thuyết rời khỏi kinh thành. Ngày 13/7 cùng năm, tại thành Tân Sở ở Cam Lộ (Quảng Trị), ông ban chiếu Cần Vương, kêu gọi thần dân khắp ba miền chống Pháp. Năm 1888, ông bị bắt và bị Pháp đưa đi lưu đày ở Algier (thủ đô Algérie). Thời gian sống ở đây, tài năng hội họa của ông được khai phá. Nhà vua qua đời năm 1944 vì bệnh ung thư dạ dày.
Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat 37 tuổi, là chắt gái của công chúa Như Lý - con gái vua Hàm Nghi. Cô là tiến sĩ Lịch sử nghệ thuật tại Đại học Sorbonne, thạc sĩ Việt Nam học ở Đại học Paris 7-Diderot. Năm 2015, Amandine Daba bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp với đề tài Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger.
Phương Linh
NSND Tự Long cảm thán, không thể tin nổi khi rất nhiều nơi ngập trong nước lũ của sông Tích.
Trong buổi triển khai chiến dịch “Wear, Care, Share - Chuẩn phong cách, chất yêu thương” nhằm gây quỹ hỗ trợ trẻ em yếu thế, nữ diễn viên Thanh Hương cùng nhiều người nổi tiếng đã góp mặt và thể hiện sự ủng hộ. Phát biểu trong buổi lễ ra mắt chiến dịch, bà Nguyễn Thị Thục Hạnh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Biên tập báo Phụ nữ Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức chương trình Mottainai cho biết: 'Thống kê của Bộ...
Hơn 15 năm đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được tái hiện trong cuốn ''Người cập rằng hầm xay lúa''.
Bài tố Nam Thư là người thứ ba gây xôn xao mạng xã hội tối 4/7. Không lâu sau đó, phía nữ diễn viên đã lên tiếng phủ nhận.
Theo lời nhà thơ Thiên Hà, Tô Thanh Phương được đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện tại TPHCM. Bác sĩ cho biết Tô Thanh Phương không gãy tay, gãy chân nhưng bị ảnh hưởng nặng tới não. Cũng theo nhà thơ Thiên Hà, có lẽ do áp lực bệnh tình đeo đẳng hàng chục năm nên ca sĩ đã rơi vào bế tắc.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, hoàn thành trường ca 'Giao hưởng Điện Biên' ở tuổi 82.
Bùi Bích Phương sinh năm 1971 tại Hà Nội. Năm 1988, cô đăng quang cuộc thi Hoa hậu đầu tiên tại nước Việt Nam thống nhất. Khi đó, Bùi Bích Phương sở hữu chiều cao 1,57m, số đo ba vòng 86-60-88cm, là sinh viên năm thứ nhất của khoa tiếng Anh, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
'Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo' của Hoàng Lại Giang được Hội Nhà văn TP HCM trao giải thưởng Văn học 2023.
Ca sĩ Lâm Khánh Chi vừa có buổi tiệc sinh nhật hoàng tráng với sự tham dự của hơn 1.000 người, bao gồm gia đình, bạn bè đồng nghiệp thân thiết và cả các cộng sự trong công việc. Ở tuổi 47, nữ ca sĩ được đánh giá là trẻ hơn so với tuổi, nhan sắc mặn mà, tràn đầy sức sống.