Nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, hoàn thành trường ca "Giao hưởng Điện Biên" ở tuổi 82.
Tác phẩm gồm 21 chương và năm phần, ra mắt dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhà thơ cho biết ấp ủ ý tưởng sáng tác từ 20 năm trước, bắt đầu viết từ năm ngoái. Mỗi ngày, ông đều làm việc từ sáng đến tối.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết năm 2001, ông đại diện Hội Nhà văn Việt Nam, trao giải thưởng văn học năm 2000 của Hội cho tác phẩm Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của tác giả Hữu Mai. Nhà thơ được Đại tướng trao một cuốn sách, nói: "Đây là quà năm mới tôi tặng đồng chí". Trong 20 năm, nhà thơ Hữu Thỉnh nhiều lần đọc đi đọc lại cuốn sách, mong muốn viết về Điện Biên Phủ.
Nhà thơ quan niệm điều quan trọng khi viết về lịch sử là tôn trọng sự thật. Vì thế, giọng thơ trong Giao hưởng Điện Biên không quá bay bổng. Trước khi đặt bút, ông nhiều lần lên chiến trường xưa, đến các địa điểm lịch sử, trò chuyện với các chiến sĩ từng tham gia chiến dịch. Nhà thơ cũng đọc nhiều sách báo trong và ngoài nước viết về sự kiện năm 1954. Trong trường ca, ông sử dụng một số chi tiết trong cuốn sách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã được gia đình Đại tướng và nhà văn Hữu Mai đồng ý.
"Khó khăn của tôi là khi viết về một chiến dịch lịch sử, phải làm xúc động tâm hồn người đọc. Khó hơn nữa là qua 70 năm, sự kiện đã được các nhà quân sự, các sử gia, các nhà văn, nhà báo và những người trong cuộc khai thác nhiều rồi, đến lượt mình, liệu tôi còn có thể đem đến một cái gì mới mẻ", nhà thơ Hữu Thỉnh nói về thách thức khi viết trường ca.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhận xét nhà thơ Hữu Thỉnh vẫn sử dụng cấu trúc chương hồi truyền thống, nhưng sáng tạo ở chỗ tạo ra không gian sinh động, chân thật về các trận đánh, cuộc hành quân, những nhân vật lịch sử. "Ở mỗi chương, ông dùng nhiều thể loại khác nhau như tự do, không vần, lục bát, tạo giọng thơ phong phú, phù hợp với sự kiện. Ông viết về lịch sử nhưng tinh thần thơ ca vẫn dâng trào, khơi gợi cảm xúc cho người đọc", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.
Hữu Thỉnh sinh năm 1942, tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du khóa đầu. Ông tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam liên tục từ khóa thứ ba đến khóa thứ tám, đảm nhận chức Chủ tịch Hội bốn nhiệm kỳ liên tiếp, từ năm 2000 đến 2020. Ông Thỉnh cũng là Đại biểu Quốc hội khóa 10 và 11. Ngoài ra, ông từng giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Trên cương vị này, ông nhiều lần kêu gọi Nhà nước hỗ trợ hoạt động của các hội trực thuộc.
Ông viết thơ, truyện ký, tiểu luận phê bình, nhưng thành công nhất ở mảng thơ, với gần 20 tập. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Sang thu, từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông. Với trường ca, ông từng viết Đường tới thành phố (1979), Trường ca biển (1994), Sức bền của đất (2004), Trăng Tân Trào (2016).
Hà Thu
Trưa 19-5, tiền vệ Nguyễn Phong Hồng Duy đã làm lễ thành hôn cùng cô dâu Phạm Thị Kiều Oanh ở Gia Lai.
Sau khi lộ ảnh mừng sinh nhật cùng bạn trai, nữ thần tượng Nhật Bản phải xin lỗi và cam kết giữ khoảng cách với người thương. Cô cũng bị công ty quản lý trừng phạt trong một năm.
Đôi vợ chồng Hân (Việt Hoa) - Đức Anh (Thanh Sơn) thoát khỏi sự kèm cặp, quản lý của mẹ Giang (Tú Oanh) không lâu, lại tiếp tục đón kiếp nạn mới là Lan (Maya). Sau cú sốc ly hôn với chồng, chị gái Đức Anh quyết định ở lỳ nhà em trai. Sự vô duyên, không ý tứ của Lan bị nhiều khán giả 'ném đá'.
Hơn 600 học sinh Trường PTDT nội trú Điện Biên hòa vang tiếng hát, điệu nhảy tại đêm nhạc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đại tướng Tô Lâm đề cập việc 'lấy dân là gốc' qua sách về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với Công an Nhân dân.
Chiều 16/5, mạng xã hội lan truyền clip dài 26 giây ghi lại cảnh 2 cô gái cởi đồ, trùm kín đầu và xuống tắm ở hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Clip nhanh chóng lan truyền chóng mặt khiến cư dân mạng bức xúc. Kiến ThứcĐoạn clip ghi lại cảnh 2 bạn trẻ tắm gội ở Hồ Gươm khiến nhiều người bức xúc. Ảnh: Chụp màn hình1 Theo clip ghi lại, thời điểm hai cô gái tắm ở hồ Gươm có nhiều người dân đi dạo, ngồi ghế hóng mát bên hồ. Thậm chí có những người...
Phía Khánh Vân chưa muốn chia sẻ thêm chuyện cá nhân sau khi công khai được bạn trai cầu hôn. Dưới phần bình luận, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 cảm ơn đồng nghiệp, khán giả ủng hộ cô.
Theo sử sách Trung Quốc, Triển Chiêu, tự Hùng Phi, là một nhân vật sống dưới thời Hoàng đế Tống Nhân Tông. Ông là một cấm vệ binh của triều đình, sát cánh cùng Phủ doãn Bao Công làm việc tại phủ Khai Phong ở Biện Kinh, kinh đô của Bắc Tống. Dù là nhân vật có thật nhưng gần như không có tài liệu nào lưu lại hình ảnh của Triển Chiêu. Ông nổi tiếng nhiều hơn trong lĩnh vực văn hóa dân gian của Trung Quốc cũng như phim ảnh. Triển Chiêu xuất thân...
Nhắc đến những ông lớn trong làng giải trí Hong Kong (Trung Quốc), địa vị của Hướng Hoa Cường (Charles Heung) có thể coi là đứng ở vị trí số 1 mà không ai dám coi thường. Xuất thân từ một ông trùm xã hội đen, Hướng Hoa Cường chuyển sang làm nhà sản xuất phim và diễn viên, thâu tóm một nửa làng giải trí Hong Kong thập niên những năm 80 - 90 của thế kỷ trước. Thậm chí, nhờ thế lực xã hội đen 'bảo kê' công ty phim ảnh của anh em nhà họ Hướng ăn nên...