Vấn đề đặt ra, tại sao nhiều trường đại học đã thực hiện phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT mà Bộ GDĐT vẫn còn phải duy trì kỳ thi tốt nghiệp hằng năm cho tốn kém và áp lực?
Nên giao việc xét (thi) tốt nghiệp cho các địa phương là phù hợp nhất
Nhìn lại 3 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, 2021, 2022 vừa qua do Bộ GDĐT tổ chức, chúng ta đều thấy có quá nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 gây ra. Đặc biệt là kỳ thi năm 2020 và năm 2021 khó khăn chồng chất nên Bộ phải tổ chức đến 2 lần nhưng vẫn phải đặc cách cho một số thí sinh ở nhiều địa phương vì các em thuộc diện F0 không thể tham dự kỳ thi được.
Nếu như trong bối cảnh như vậy mà kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao quyền cho các địa phương thì dĩ nhiên là họ đã chủ động được thời gian và không phải phụ thuộc vào kỳ thi chung của Bộ. Trong khi đó, việc Bộ đứng ra tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT không phải bao giờ cũng có được một kết quả mỹ mãn, khách quan.
Chẳng hạn như kỳ thi năm 2018, dư luận cả nước chấn động khi xảy ra tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, khiến hàng loạt nhà giáo vướng vào vòng lao lý, niềm tin của xã hội vào kỳ thi bị mai một.
Năm 2020, xảy ra tình trạng bất thường và dẫn đến nghi hoặc trong việc chấm thi môn Ngữ văn ở một số địa phương có điểm cao đột biến. Năm 2021, nghi án lộ đề thi môn Sinh học và đến nay đã có một số nhà giáo bị khởi tố.
Việc tất cả thí sinh trên cả nước thi chung đề, chung ngày thi và lấy kết quả để xét tốt nghiệp, xét tuyển đại học dẫn đến tình trạng chấm thi môn tự luận có sự chênh lệch khá lớn, vì dù sao “tính địa phương” vẫn được đề cao trong kỳ thi này. Chính vì thế, nếu Bộ vẫn duy trì kỳ thi và thực hiện “3 chung” như hiện nay, dù kỳ thi này cũng có những ưu điểm nhất định nhưng trong bối cảnh hiện nay nó cũng đang đan xen nhiều hạn chế, bất cập và thực tế thì mọi người đã thấy.
Có cần thiết phải duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT?
Không phải bây giờ mà nhiều năm qua dư luận xã hội đã có ý kiến cho rằng Bộ GDĐT không cần thiết phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông như hiện nay nữa mà nên giao về cho các địa phương. Bởi thực tế, nếu như Bộ đưa kỳ về các địa phương sẽ giảm được rất nhiều áp lực cho cả Bộ, các địa phương mà đặc biệt là các thí sinh tham dự kỳ thi này.
Khi giao việc xét (thi) tốt nghiệp THPT cho các địa phương thì UBND tỉnh, thành phố sẽ chủ động về thời gian. Bởi cho dù có những tình huống bất khả kháng xảy ra thì khi thấy điều kiện phù hợp, các địa phương sẽ tổ chức kỳ thi.
Lấy ví dụ như kỳ thi năm 2020 và 2021 khi dịch bệnh COVID-19 phức tạp, Bộ chủ trương để các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp thì họ sẽ chủ động lên lịch thi cho các thí sinh phù hợp. Nếu như tình hình dịch bệnh căng thẳng thì họ dễ dàng điều chỉnh thời gian để thí sinh, giáo viên tham dự kỳ thi và ngay cả phụ huynh cũng không phải lo lắng.
Hơn nữa, cấp THCS đã giao cho các trường xét tốt nghiệp từ nhiều năm nay thì việc Bộ đứng ra tổ chức kỳ thi THPT đâu phải là giải pháp tối ưu.
Đặc biệt là trong những năm qua, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia hay thi tốt nghiệp THPT sử dụng đề thi chung nhưng dù mặt bằng giảng dạy, học tập của mỗi địa phương khác nhau mà tỉ lệ tốt nghiệp của các địa phương năm nào cũng đều đạt gần 100% cả. Chính vì thế, việc tổ chức một kỳ thi chung để vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp, vừa lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay nữa vì nhiều trường đã chuyển sang hình thức xét tuyển đầu vào đại học bằng học bạ THPT nên việc Bộ đứng ra tổ chức kỳ thi chung không thực sự cần thiết.
Nên chăng, Bộ nên có chủ trương giao hẳn việc thi tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp THPT như cấp THCS sẽ giảm áp lực học tập cho học sinh lớp 12 và các nhà trường. Đối với việc tuyển sinh đại học, cao đẳng, hãy để các trường tự lo bởi nếu các trường không nâng cao được chất lượng đào tạo, nhân lực đào tạo ra trường không có việc làm, không được các đơn vị tuyển dụng đánh giá cao thì trường sẽ tự mất uy tín đối với người học.
Nhiệm vụ của Bộ là quản lý vĩ mô, đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp cho ngành chứ không cần thiết phải tổ chức một kỳ thi cồng kềnh, tốn kém như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, nhiều trường đại học lại tuyển sinh đại học bằng học bạ, mà điểm học bạ trung học phổ thông ngày càng cao ngất ngưởng không kiểm soát được.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 xin ý kiến góp ý rộng rãi dư luận. Thời gian tiếp nhận ý kiến đến 17.5.2023.
Báo Lao Động mở diễn đàn để cùng bạn đọc bàn luận về các phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT sao cho gọn nhẹ, hiệu quả và công bằng. Bạn đọc có ý kiến đóng góp về phương án tổ chức kỳ thi này xin gửi về địa chỉ toasoan@laodong.com.vn, hoặc comment dưới bài viết.
Tối 5-4, lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ hai cháu bé sinh đôi tử vong tại nhà ở xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng)
Liên quan vụ bà Lê Thị Dung , nguyên giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, bị kết án 5 năm tù, một...
Trong 2 ngày cuối tuần qua, thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã ghi nhận 17 người thiệt mạng trong các trận mưa lũ do ảnh hưởng của bão Doksuri.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân mong muốn cô giáo Thắm tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, năng động và sáng tạo trong bối cảnh mới để truyền đạt kiến thức tốt nhất đến các học sinh.
Houthi tuyên bố ủng hộ Hamas và có thể khiến Israel lo ngại về kho vũ khí đa dạng của mình, dù chúng khó gây thiệt hại trực tiếp cho Tel Aviv.
Ngày 8-1, tại phiên xử 38 bị cáo vụ án Việt Á, Viện kiểm sát đề nghị mức án cho Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Việt Á đến 30 năm tù.
Trong khi nhiều địa phương trên cả nước đã công bố thông tin tuyển sinh vào lớp 10 và có xu hướng giảm môn thi để giảm áp lực cho...
Lãnh đạo UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã ra nơi dọn rác để biểu dương nữ lao công trả 4.700 USD nhặt được của du khách.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tham dự lễ duyệt binh bán quân sự vào tối 8-9, kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh Triều Tiên. Con gái ông cũng một lần nữa xuất hiện trước công chúng.