Ngày 8-1, tại phiên xử 38 bị cáo vụ án Việt Á, Viện kiểm sát đề nghị mức án cho Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Việt Á đến 30 năm tù.
Sau một tuần hội đồng xét xử thẩm vấn 2 cựu bộ trưởng và 36 bị cáo, sáng nay (8-1) phiên tòa vụ Việt Á kết thúc xét hỏi chuyển sang tranh tụng. Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa bắt đầu công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Phan Quốc Việt 15-16 năm tù về tội "Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và 15-16 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hình phạt Việt bị đề nghị cho 2 tội danh 30 năm tù.
Trước đó, Việt bị Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội tuyên 25 năm tù trong vụ án khác với cáo buộc phạm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, cũng liên quan đề tài nghiên cứu kit test Covid-19.
Mở đầu phần luận tội, Viện kiểm sát đánh giá hành vi của các bị cáo trong vụ Việt Á là "điển hình của lợi ích nhóm", thể hiện sự câu kết thông đồng, tham nhũng có hệ thống gây thiệt hại đặc nghiêm trọng.
Trong bối cảnh cả nước gồng mình chống dịch, một bố phận cán bộ cấp cao tại một số bộ ngành và địa phương đã thông đồng với doan nghiệp tạo thành lợi ích nhóm và hưởng lợi. Theo công tố viên, hành vi của các bị cáo thể hiện thự thoái hóa biến chất của một phận cán bộ công chức, làm suy giảm lòng tin của người dân.
Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt đã thông đồng, cấu kết với cựu vụ phó Trịnh Thanh Hùng để tác động cựu bộ trưởng Chu Ngọc Anh, cựu thứ trưởng Phạm Công Tạc quyết định cho Việt Á được phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo test xét nghiệm trái pháp luật.
Với mục đích được sản xuất, bán Test xét nghiệm thu lời bất chính, Việt đã tiếp tục cấu kết với Trịnh Thanh Hùng, Nguyễn Thanh Long (cựu bộ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký của cựu bộ trưởng Long), Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) và các bị cáo khác thực hiện chuỗi hành vi sai phạm giúp Công ty Việt Á được kiểm định test xét nghiệm, được nghiệm thu rồi cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức.
Các bị cáo đã thực hiện chuỗi hành vi biến test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á, bản luận tội nêu.
Để thuận lợi cho việc bán sản phẩm test xét nghiệm trên cả nước, Việt cấu kết với các bị can thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để được đề nghị tặng bằng khen đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho test xét nghiệm. Việt cũng cấu kết với các bị caó thuộc Bộ Y tế để được hiệp thương giá bán test xét nghiệm theo giá đã được nâng khống.
Viện kiểm sát cáo buộc, để được các bị cáo là các cựu quan chức can thiệp, giúp đỡ như trên, Phan Quốc Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, tiền cảm ơn nhiều lần, với tổng số tiền 3,45 trệu USD và 4 tỉ đồng.
Trong năm 2020 và 2021, Việt Á đã sản xuất 8,7 triệu kit test và tiêu thụ được 8,3 triệu sản phẩm. Doanh nghiệp này được nhà nước thanh toán 2.250 tỉ đồng và bị cáo buộc hưởng lợi bất chính 1.235 ti đồng, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 400 tỉ.
Ngoài việc sử dụng mối quan hệ quen biết cá nhân, Phan Quốc Việt còn dùng tiền để tác động các bị caó có vị trí, chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật, tạo lợi thế bất hợp pháp cho Công ty Việt Á, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ tài liệu điều tra có trong hồ sơ vụ án, lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, Viện kiểm sát cho rằng đủ căn cứ xác định tổng giám đốc Việt Á đã đưa hối lộ 106 tỉ đồng, trong đó có 3 triệu USD và 4 tỉ đồng (tổng 82 tỉ đồng) chi cho 6 cựu quan chức.
Cụ thể, cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc nhận 2,25 triệu USD (51 tỉ đồng); ông Trịnh Thanh Hùng, cựu vụ phó Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, nhận 350.000 USD (8 tỉ); ông Nguyễn Minh Tuấn, cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, nhận 300.000 USD (6,9 tỉ); ông Nguyễn Huỳnh nhận 54 tỉ đồng (trong đó đưa cho ông Long 50 tỉ, hưởng lợi 4 tỉ); ông Nguyễn Nam Liên, cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế, nhận 100.000 USD (khoảng 2,3 tỉ đồng).
Trong giai đoạn bán kit xét nghiệm, Phan Quốc Việt đưa hối lộ cho giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến 27 tỉ đồng.
Ngoài ra, Việt còn "cảm ơn" ông Chu Ngọc Anh 200.000 USD, Phạm Công Tạc 50.000 USD (1,1 tỉ)....
Quá trình điều tra và xét xử, Phan Quốc Việt đã nộp 200 triệu đồng và có đơn đề nghị sử dụng toàn bộ tài sản đang bị kê biên để khắc phục hậu quả.
Năm 2024, Học viện An ninh nhân dân tuyển 410 sinh viên, tăng nhẹ 20 chỉ tiêu so với năm ngoái.
Bạo lực và tình trạng di tản đã leo thang kể từ khi giao tranh giữa quân đội và RSF nổ ra vào tháng 4 vừa qua. Trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Tây Darfur.
Trường Đại học Sao đỏ vừa công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy đợt 1 năm 2023 theo kết...
Sau 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Trung Quốc đã gặt hái thành quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Triển vọng quan hệ giữa hai nước đang rất tươi sáng. Đây là đánh giá của Giáo sư Mễ Lương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện trưởng Viện Luật của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, người từng có nhiều năm học tập tại Việt Nam.
Đọc bài gốc tại đây.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) thông báo nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ 15/1/2024, sớm nhất mùa tuyển sinh năm nay.
Tổng thống Nga Putin cho rằng Ukraine đã thất bại trong cuộc phản công lớn và hy vọng điều này sẽ được duy trì.
Đọc bài gốc tại đây.
Nhiều học sinh, phụ huynh thắc mắc về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và định hướng tuyển sinh của các trường đại học trong năm tới.
30 điểm trên quốc lộ nối Đồng Nai, Bình Thuận được lắp đặt camera quan sát, máy đo tốc độ ghi nhận lỗi giúp CSGT xử lý vi phạm giao thông.
Cần Thơ - Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa, kỳ thi tuyển sin h vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 tại Cần Thơ sẽ diễn ra. Thời điểm...