TP HCM đang triển khai cơ chế hình thành các trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc tế theo Đề án được UBND TP phê duyệt một tháng trước, trong đó khuyến khích hợp tác với các tổ chức nghiên cứu mạnh.
Tại hội nghị triển khai Đề án hình thành trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, sáng 11/1, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM cho biết TP HCM khuyến khích các đơn vị nghiên cứu mạnh hợp tác trong và ngoài nước giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng sản phẩm cụ thể, giúp hình thành trung tâm chuẩn quốc tế.
Ông Dũng mong muốn các nhà khoa học thuộc các đơn vị nghiên cứu có những hợp tác trong nước, quốc tế. Lý do, để giải quyết một bài toán lớn, trong thời gian 5 năm, một nhóm hay một đơn vị khó lòng thực hiện nên cần chủ động hợp tác để khai thác hiệu quả nguồn lực các bên.
Theo Đề án được UBND TP HCM phê duyệt, mục tiêu đến cuối 2025 thành phố có ít nhất hai đơn vị tiệm cận trình độ quốc tế, năm 2030 có 5 đơn vị tiệm cận và năm 2045 có 5 đơn vị đạt chuẩn này.
Khi tham gia, các trung tâm này được hưởng một số chính sách ưu đãi đặc thù, thu nhập cho lãnh đạo tối đa 120 triệu đồng, chính sách thù lao thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ mức 60 triệu đồng cho chủ nhiệm đề tài, chính sách ưu tiên đầu tư phòng thí nghiệm và trang thiết bị, hỗ trợ nâng cao năng lực...
Đơn vị tham gia đề án được giao kết quả nghiên cứu phục vụ hoạt động thương mại hóa. Thành phố lựa chọn ưu tiên bốn nhóm lĩnh vực tham gia đề án gồm: công nghệ điện tử - công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; vật liệu mới; nghiên cứu chính sách phát triển thành phố.
Để được các ưu đãi trên, theo ông Dũng, khi tham gia đề án các đơn vị nghiên cứu cần đảm bảo hai yêu cầu về thuyết minh nhiệm vụ chuyên môn cho các sản phẩm cụ thể giải quyết vấn đề thực tiễn và kế hoạch xây dựng, phát triển đơn vị trở thành trung tâm tiệm cận chuẩn quốc tế trong 5 năm.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, quá trình tuyển chọn được hội đồng chuyên môn căn cứ vào tiêu chí năng lực nghiên cứu của đơn vị gồm: đội ngũ, cơ sở vật chất... phù hợp với nhóm ngành ưu tiên của thành phố. Từ cơ sở này, TP HCM có cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy để hình thành nhóm nghiên cứu xuất sắc và trở thành trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế. "Đề án tập trung các đơn vị đã có những đầu tư và thành công trong các nghiên cứu ở lĩnh vực phù hợp chuyên môn của họ", ông Dũng nói.
Theo ông, đề án hướng đến các đề tài nghiên cứu cụ thể, có sản phẩm rõ ràng với khả năng ứng dụng giải quyết các vấn đề của thành phố, giúp xã hội nhìn thấy được vai trò của khoa học công nghệ trong thực tiễn cuộc sống. "Trong việc tuyển chọn tổ chức tham gia đề án, chúng tôi có đưa ra các tiêu chí về công bố quốc tế, bằng sở hữu trí tuệ...", ông nói. Đây là những cơ sở khoa học minh chứng tính khả thi của sản phẩm nghiên cứu. Thành phố cần những sản phẩm cụ thể có khả năng ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM cho biết, đây được coi là một đề án thử nghiệm chính sách khi thành phố thực hiện cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 98. Khi thí điểm thành công, với những minh chứng cụ thể làm cơ sở đề xuất sửa đổi các bộ luật liên quan đến ngành khoa học công nghệ trong phạm vi cả nước. Ông nói thêm, đề án lần này cũng để thành phố tập trung đầu tư nguồn lực vào các nhóm nghiên cứu mạnh, trung tâm xuất sắc, giúp tinh gọn trong phân bổ ngân sách cho khoa học công nghệ, tránh đầu tư dàn trải.
Ủng hộ đề án, PGS.TS Châu Nguyễn Xuân Quang, Viện phó Viện Môi trường Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng, thực tế nhiều quốc gia có những thành quả về khoa học công nghệ mang tính đột phá xuất phát từ các chương trình phát triển trung tâm nghiên cứu xuất sắc với các cơ chế chính sách hỗ trợ mạnh mẽ. Ông cho rằng, TP HCM với đề án phát triển trung tâm chuẩn quốc tế là hướng đi đúng nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội bằng khoa học công nghệ.
Ông Quang cho rằng, đề án cần chấm điểm nhóm nghiên cứu xuất sắc theo các tiêu chí về hướng nghiên cứu, quy trình tổ chức nghiên cứu, năng lực chuyên môn người nghiên cứu... Với việc có điểm số rõ ràng, minh bạch các đơn vị có thể tự đánh giá năng lực của mình và có kế hoạch đạt được điểm số nộp hồ sơ năm sau.
TS Trịnh Xuân Thắng, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu triển khai, Khu công nghệ cao TP HCM đề xuất được tạm ứng một phần kinh phí cho hoạt động thử nghiệm trước khi đăng ký đề tài, sản phẩm tham gia đề án. Việc thử nghiệm công nghệ trước khi đăng ký đề tài theo TS Thắng đã được một số quốc gia thực hiện nhằm giảm bớt rủi ro trong nghiên cứu khoa học.
Tiếp thu các ý kiến, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM Nguyễn Việt Dũng cho biết, tất cả các quy trình tuyển chọn đơn vị tham gia đề án thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch với tiêu chí rõ ràng, được thẩm định bởi hội đồng chuyên môn độc lập.
Về điều kiện tuyển chọn, tùy theo đặc thù đơn vị nghiên cứu, sẽ có sự hoán đổi các tiêu chí phù hợp, theo quyết định của hội đồng chuyên môn. "Ngay trong tháng này Sở sẽ ra thông báo đặt hàng tuyển chọn đơn vị tham gia đề án và thực hiện các bước tiếp theo", ông Dũng nói.
Theo Đề án, trong 5 năm đầu, tổ chức nghiên cứu phải đạt các chỉ tiêu: Số bài báo quốc tế, số bằng độc quyền sáng chế, số lượt chuyển giao công nghệ, số nghiên cứu được thương mại hóa, số lượng hợp đồng hợp tác nghiên cứu, số chính sách được ứng dụng tăng từ 2 - 5 lần tùy lĩnh vực so với trước khi tham gia triển khai đề án. Định kỳ 3 - 6 tháng, tổ chức tham gia phải thực hiện chế độ báo cáo. Nếu không đạt yêu cầu, Sở Khoa học và công nghệ TP HCM có thể xem xét chấm dứt ở bất cứ giai đoạn nào.
Hà An
Trước lo ngại việc bỏ hiển thị đếm giây trên đèn giao thông có thể khiến người dân mất sự chủ động khi lưu thông trên đường, các chuyên gia cho rằng cần phải tính toán, nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng.
Nâng chất lượng các bài báo khoa học thông qua hợp tác với học giả, nhà xuất bản uy tín quốc tế… là kinh nghiệm để các tạp chí Việt Nam vào danh mục WoS, Scopus.
Đến năm 2027, Việt Nam sẽ triển khai và đưa vào hoạt động thêm 4 tuyến cáp quang biển mới. Từ năm 2028 đến năm 2030 đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới. Ngoài ra, 2 tuyến cáp quang đất liền sẽ được xây dựng.
Do yếu tố an toàn, giới khảo cổ chưa có cách nào biết chắc sông thủy ngân có thực sự tồn tại trong mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng như nhà sử học Tư Mã Thiên mô tả hay không.
Bất chấp các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, Nga vẫn đang nỗ lực hiện đại hóa vũ khí, khí tài.
Một nghiên cứu cho thấy các rạn san hô đang đối mặt với 'sự tuyệt chủng hàng loạt' khi các dòng hải lưu thay đổi gây ra hiện tượng tẩy trắng trên diện rộng.
Công ty nhà nước Trung Quốc CHN Energy hôm 13/11 thông báo, trang trại điện mặt trời ngoài khơi 1 GW bắt đầu sản xuất điện.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-5, chủ doanh nghiệp có dàn xe điện chuyên chở khách du lịch bị cháy ở Hội An nói đây là dòng xe chạy bằng pin. Trị giá mỗi xe sau khi cộng chi phí khoảng 400 triệu đồng.
Nhà Thanh chính là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Triều đại kéo dài gần 300 năm này do Ái Tân Giác La, một dòng họ Mãn Châu thống trị. Theo thống kê điều tra dân số, Mãn Châu là một trong những dân tộc thiểu số đông dân nhất ở Trung Quốc, với 10,38 triệu người, chỉ sau dân tộc Choang và Hồi. Người Mãn Châu chủ yếu tập trung sinh sống nhiều nhất ở Liêu Ninh và Hà Bắc (Trung Quốc). Vậy, sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ...