Theo thống kê điều tra dân số, Mãn Châu là một trong những dân tộc thiểu số đông dân nhất ở Trung Quốc, với 10,38 triệu người, chỉ sau dân tộc Choang và Hồi. Người Mãn Châu chủ yếu tập trung sinh sống nhiều nhất ở Liêu Ninh và Hà Bắc (Trung Quốc).
Vậy, sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ năm 1912 với vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi, những người được cho là hậu duệ của gia tộc Ái Tân Giác La đã đi đâu?
Trong tiếng Mãn Châu, từ "Ái Tân" nghĩa là vàng. Đây có thể là nguyên nhân một số hậu duệ của nhà Thanh sau đó đổi thành họ Kim.
Một số học giả ước tính rằng, vào thời Tuyên Thống (niên hiệu của Phổ Nghi khi là hoàng đế Đại Thanh), tổng số thành viên của gia tộc Ái Tân Giác La không dưới 400.000 người.
Vậy, hơn 100 năm sau khi nhà Thanh sụp đổ, vì sao hiện nay có rất ít người mang họ Ái Tân Giác La? Hậu duệ của gia tộc cao quý này đã đi đâu?
Trên thực tế, sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, do lo sợ gặp rắc rối, đồng thời để hòa nhập với thời đại mới, nhiều thành viên của gia tộc Ái Tân Giác La đã thay tên đổi họ và sống lưu lạc khắp nơi. Để giữ kín bí mật về gia thế danh gia vọng tộc, hầu hết con cháu của Ái Tân Giác La đều đổi thành họ Kim và họ Triệu. Một số ít thì đổi sang các họ khác của người Hán.
Tuy nhiên, đến thế kỷ 21, nhiều người thuộc hậu duệ của dòng họ Ái Tân Giác La bắt đầu đổi lại tên họ để chứng minh họ thuộc dòng dõi cao quý của nhà Thanh.
Phát hiện ngôi làng hậu duệ của dòng họ Ái Tân Giác La
Theo một cuộc khảo sát và nghiên cứu của Đại học Vân Nam về các làng dân tộc thiểu số của Trung Quốc vào năm 2003, các chuyên gia cũng tìm thấy một ngôi làng là nơi sinh sống tập trung của hậu duệ hoàng tộc nhà Thanh ở khu vực miền núi phía đông tỉnh Liêu Ninh.
Nhóm nghiên cứu phát hiện những người dân ở ngôi làng này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc điểm di truyền và nghi thức truyền thống của hoàng tộc nhà Thanh. Cụ thể, nhóm nghiên cứu từ Đại học Vân Nam thu thập các mẫu máu từ ngôi làng này và thành lập "ngân hàng gene" dân tộc thiểu số đầu tiên của Trung Quốc.
Ngoại trừ các đặc điểm về di truyền, người trong ngôi làng này rất coi trọng đạo đức gia đình, lễ tiết gia phong.
Đương nhiên những người hậu duệ của họ Ái Tân Giác La này cũng rất coi trọng việc giáo dục văn hóa. Những đứa trẻ trong làng đều phải học "Tam Tự Kinh" và "Bách Gia Tính" ngay từ khi còn nhỏ.
Từ những phát hiện trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy các phong tục truyền thống của nhà Thanh vẫn được duy trì và gìn giữ tại ngôi làng này.
Theo những người dân trong làng kể lại, hậu duệ trực tiếp của hoàng tộc Ái Tân Giác La chủ yếu hiện sinh sống ở ba tỉnh Đông Bắc (Trung Quốc). Ngoại trừ các hoạt động nghi lễ quan trọng, hầu như không có sự tiếp xúc nhiều giữa các nhánh hậu duệ này.
Vùng Đông Bắc là "nơi khởi phát" của triều đại nhà Thanh, đồng thời là quê hương của người Mãn Châu. Do đó, sau khi nhà Thanh sụp đổ, khoảng 70.000 thành viên hoàng tộc Ái Tân Giác La trở về quê hương ở vùng Đông Bắc, thay tên đổi họ va trở thành dân thường. Từ hoàng thân quốc thích với hoàng đế, nhiều người họ Ái Tân Giác La đã trở thành nông dân, làm ruộng để kiếm sống.
Tuy nhiên, thực tế cũng có một số thành viên hoàng tộc của nhà Thanh lại lựa chọn di cư ra nước ngoài để có cuộc sống ổn định và giàu sang. Đơn cử như việc sau khi Phổ Nghi được người Nhật ủng hộ trở thành Hoàng đế của Đại Mãn Châu Đế quốc, những người họ hàng thân thích đã lợi dụng mối quan hệ để cùng gia đình di cư sang Nhật Bản. Những người giàu có hơn thì chọn di cư sang Mỹ và một số nước châu Âu.
Một ông lão ở Trung Quốc đã nhận được một bức tượng hình Quán Thế Âm dịp sinh nhật. Người tặng là em họ ông. Sau khi cha của người em họ qua đời, người này muốn chuyển tới Myanmar sinh sống. Mẹ của em họ nhất quyết không đồng ý đi cùng. Ông lão khuyên người em họ cứ ra nước ngoài kiếm sống và đừng lo lắng gì vì ông sẽ chăm sóc cho người cô. Một thời gian sau, người cô qua đời vì tuổi cao. Người em họ trở về Trung Quốc chịu tang. Luôn trân trọng...
Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu một cuộc tập trận trên không lớn từ hôm nay, 30.10, với sự tham gia của 130 máy bay chiến đấu của cả...
Sau khi được bàn giao cho Vườn quốc gia Hoàng Liên, 2 trong 4 con chuột túi bắt được ở tỉnh Cao Bằng đã chết
Các phi hành gia Thần Châu 16 của Trung Quốc đã thực hiện một thí nghiệm gây ngạc nhiên trong không gian liên quan đến ngọn lửa trên trạm vũ trụ Thiên Cung.
Một học sinh ở Gia Lai đã cài đặt phần mềm trên điện thoại, lấy được mật khẩu rồi thay đổi nội dung trên bảng đèn LED hai trường học.
Nhiều người băn khoăn xe chưa sang tên chính chủ bị tạm giữ thì lấy ra như thế nào?
Một nhà khoa học Australia cho biết yếu tố xác suất là nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ mất tích bí ẩn ở khu vực có biệt danh Tam giác quỷ Bermuda.
Nhà mạng di động lớn nhất Ukraina , Kyivstar, vừa phải nhận một cuộc tấn công mạng lớn nhất kể từ khi cuộc xung đột với Nga diễn ra, khiến...
Trung Quốc hôm 7/3 công bố phát hiện một hang động băng khổng lồ gần 'hồ ba màu' ở khu tự trị Tây Tạng, phía tây nam nước này.