Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu chuyến thăm 'lịch sử' tới quần đảo New Caledonia, Vanuatu và Papua New Guinea từ ngày 24/7.
Tổng thống Pháp chuẩn bị chuyến thăm ‘lịch sử’ tới Thái Bình Dương |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại lễ duyệt binh Ngày Bastille trên đại lộ Champs-Elysees ở Paris ngày 14/7. (Nguồn: Reuters) |
Theo hãng tin AFP, chuyến công du kéo dài 5 ngày nhằm củng cố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Tổng thống Emmanuel Macron và tái khẳng định vai trò của Pháp trong khu vực.
Điện Elysée cho biết, đây là lần đầu tiên một tổng thống Pháp công du các quốc gia độc lập trong khu vực Thái Bình Dương, chứ không chỉ các lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Ở Thái Bình Dương, Pháp quản lý chủ quyền đối với ba vùng lãnh thổ: New Caledonia, Polynesia thuộc Pháp và Wallis và Futuna. Ở Ấn Độ Dương, Pháp có chủ quyền đối với đảo Réunion.
Bà Denise Fisher, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu châu Âu tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) đánh giá chuyến thăm của ông Macron là “cực kỳ quan trọng” và sẽ tập trung vào tương lai của New Caledonia sau ba cuộc trưng cầu dân ý về độc lập thất bại, cũng như chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp.
Chuyến thăm của vị nguyên thủ Pháp tới quần đảo New Caledonia diễn ra 5 năm sau chuyến đi gần nhất của ông tới đây và 19 tháng sau khi các công dân New Caledonia từ chối độc lập trong cuộc trưng cầu dân ý thứ ba. Đây cũng là cuộc trưng cầu dân ý cuối cùng theo hiệp định Noumea về tương lai của nhóm đảo.
Dự kiến Tổng thống Macron sẽ có bài phát biểu tại thủ đô Noumea, nêu bật tầm quan trọng của New Caledonia đối với nước Pháp và tổ chức các cuộc thảo luận với các đảng chính trị về tương lai của quần đảo.
Giáo sư luật Mathias Chauchat của Đại học New Caledonia đánh giá, chuyến thăm của ông chủ Điện Elysée được thiết kế để “tái khẳng định chủ quyền của Pháp”.
Tổng thống Pháp chuẩn bị chuyến thăm ‘lịch sử’ tới Thái Bình Dương |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm quần đảo New Caledonia vào tháng 5/2018. (Nguồn: IB) |
Vào ngày 27/7, Tổng thống Macron dự kiến tới Vanuatu. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Pháp tới đảo quốc này kể từ những năm 1960, thời điểm thuộc sự đồng trị của cả Anh và Pháp. Quần đảo có tên gọi trước đây là New Hebrides và đổi tên thành Vanuatu sau khi giành được độc lập vào năm 1980.
Sự hiện diện của ông Macron tại thủ đô Port Moresby vào ngày 28/7 cũng đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Pháp đến thăm Papua New Guinea.
Phủ tổng thống Pháp cho biết, mục đích của chuyến thăm là khẳng định sự “tái can dự” của Pháp ở Thái Bình Dương cũng như “cung cấp một giải pháp thay thế” cho ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo Tổ chức nghiên cứu chiến lược của Pháp (Fondation pour la recherche Stratégique), “chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp là bảo vệ các lợi ích chủ quyền của nước này trong khu vực, vốn bị hủy hoại một phần bởi sự trỗi dậy của sức mạnh quân sự và hành vi quốc tế của Trung Quốc”.
Năm ngoái, Tổng thống Macron đã khởi động lại cách tiếp cận Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Paris sau hậu quả của tranh cãi gay gắt liên quan thỏa thuận tàu ngầm với Australia bị hủy bỏ. Mục đích là đưa Pháp trở thành một cường quốc cân bằng trong một khu vực vốn bị chi phối bởi cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bà Denise Fisher (Đại học ANU) khẳng định, các chuyến thăm của ông Macron tới Papua New Guinea và Vanuatu nằm trong nỗ lực làm nổi bật rằng các nước này là “những người hàng xóm trực tiếp” trong khu vực.
“Ông ấy muốn chứng tỏ rằng Pháp thuộc Thái Bình Dương, chứ không chỉ ở Thái Bình Dương”, bà nói.
“Trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi, Papua New Guinea đóng vai trò là 'mảnh đất trung lập' và tôi sẽ thúc giục Pháp xem xét vị trí chiến lược của Papua New Guinea trong bối cảnh khu vực đang thay đổi”. (Thủ tướng Papua New Guinea James Marape) |
4 người thiệt mạng, trong đó có 3 du khách Tây Ban Nha, và nhiều người bị thương sau vụ xả súng tại điểm du lịch ở miền trung Afghanistan.
Iran sở hữu nhiều hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, có thể chế áp tín hiệu GPS và giảm độ chính xác của vũ khí dẫn đường đối phương.
Phía Matxcơva cho biết một phi công của Ukraine đã đào thoát đến Nga. Người này được cho là đã làm việc với Nga ngay từ thời điểm bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine.
Cơ quan điều tra Iran kết luận thời tiết xấu là nguyên nhân gây ra vụ rơi trực thăng chở cố tổng thống Ebrahim Raisi và 8 người khác.
Ukraine triển khai ít nhất 28 UAV và hai tên lửa tấn công lãnh thổ Nga, gây ra hỏa hoạn tại một cơ sở quân sự ở Volgograd.
Việc Pháp, Mỹ rút quân khỏi Niger mở ra khoảng trống để Nga tăng hiện diện tại vùng Sahel, khu vực có vị trí chiến lược ở châu Phi.
Tổng thống Joe Biden tạm dừng các hoạt động truyền thông tranh cử, trong khi hàng loạt nghị sĩ và chính khách Mỹ lên án vụ nổ súng nhắm vào ông Trump.
Moskva và Kiev trao đổi 150 tù binh với trung gian hòa giải UAE, giữa lúc chiến sự tiếp tục ác liệt tại tỉnh Kharkov và miền đông Ukraine.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.