Toàn cảnh thị trường gạo thế giới với điểm nhấn khu vực châu Á

10:00 09/11/2024

Trung Quốc dẫn đầu về xuất khẩu gạo, tiếp theo là Bangladesh và Ấn Độ. Các nước xuất khẩu gạo chủ chốt khác gồm Pakistan, Nhật Bản, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.

Nông dân tách vỏ trấu khỏi hạt gạo ở ngoại ô thành phố Hyderabad (Ấn Độ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài thuộc Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng lúa gạo toàn cầu tăng 1% mỗi năm, trong đó châu Á là khu vực sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất, với sản lượng đạt 521,52 triệu tấn trong niên vụ 2023-2024.

Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã dẫn đầu về xuất khẩu gạo, tiếp theo là Bangladesh và Ấn Độ. Các nước xuất khẩu gạo chủ chốt khác bao gồm Pakistan, Nhật Bản, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Philippines đều góp phần vào nguồn cung gạo toàn cầu với năng lực nông nghiệp và mạng lưới thương mại của mình.

Nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng ở tỉnh Chiang Mai (Thái Lan). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trung Quốc là nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 28% sản lượng gạo toàn cầu. Trong niên vụ 2023/2024, nước này ước tính sản xuất 144,62 triệu tấn.

Vì gạo là lương thực chính cho hơn 1,4 tỷ dân, Trung Quốc đã dành một diện tích đất nông nghiệp đáng kể cho ruộng lúa, đặc biệt ở các vùng như Giang Tô, Hồ Nam và Quảng Đông.

Lưu vực sông Dương Tử cũng cung cấp điều kiện canh tác lý tưởng với nguồn nước dồi dào và thời tiết thuận lợi. Các chương trình của chính phủ, như trợ cấp cho nông dân và nghiên cứu về các giống lúa năng suất cao, góp phần củng cố sản xuất.

Mặc dù sản xuất phần lớn gạo để tiêu thụ trong nước, song Trung Quốc cũng tham gia xuất khẩu, chủ yếu sang các nước láng giềng châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines, cùng với một số thị trường châu Phi.

Nỗ lực hiện đại hóa nông nghiệp, kết hợp với hệ thống thủy lợi quy mô lớn, đảm bảo tăng trưởng sản xuất liên tục của Trung Quốc, giúp đáp ứng cả nhu cầu trong nước và thế giới.

Ấn Độ cũng được xem là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, xuất khẩu khoảng 18 triệu tấn vào năm 2023-2024. Nước này cung cấp nhiều loại gạo, bao gồm các loại gạo Basmati, đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường trên thế giới.

Các điểm đến xuất khẩu chính của nước này bao gồm Bangladesh, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia và các quốc gia châu Phi.

Thành công của Ấn Độ đến từ sự đa dạng khí hậu, cho phép trồng trọt nhiều vụ trong năm ở các vùng như Punjab, Tây Bengal và Andhra Pradesh. Mặc dù có hạn chế xuất khẩu vào năm 2023 để ổn định giá trong nước, nhưng vị thế dẫn đầu thị trường của Ấn Độ vẫn không bị lung lay.

Các ưu đãi của chính phủ, trợ cấp cho các đầu vào như phân bón và cơ sở hạ tầng tưới tiêu hiệu quả cũng hỗ trợ ngành này. Với việc chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu.

Bangladesh có vị trí quan trọng trong sản xuất gạo toàn cầu, chiếm 7% tổng sản lượng toàn cầu (tương đương với 37 triệu tấn) trong niên vụ 2023/2024. Gạo là lương thực chính tại Bangladesh, và hoạt động trồng trọt phát triển mạnh nhờ đất đai màu mỡ dọc theo đồng bằng sông Hằng.

Nước này chủ yếu trồng các giống lúa truyền thống, tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước hơn là xuất khẩu quy mô lớn. Các sáng kiến của chính phủ, như trợ cấp cho hạt giống và thúc đẩy những giống lúa năng suất cao, đã giúp tăng sản lượng đáng kể.

Bangladesh cũng nhập khẩu gạo từ Ấn Độ trong thời gian thiếu hụt trong nước, đảm bảo an ninh lương thực trong trường hợp lũ lụt hoặc thời tiết bất lợi. Mặc dù xuất khẩu rất ít, nhưng sản lượng ổn định của Bangladesh đóng vai trò quan trọng trong ổn định thị trường gạo khu vực.

Trong khi đó, Indonesia được xem là nhà sản xuất gạo tự cung tự cấp. Indonesia sản xuất 33,02 triệu tấn gạo mỗi năm, chiếm 6% sản lượng toàn cầu.

Nước này trồng lúa gạo chủ yếu ở khu vực Java và Sumatra, nơi các hệ thống thủy lợi và thời tiết nhiệt đới cho phép trồng và thu hoạch nhiều vụ trong năm.Indonesia tập trung chủ yếu vào việc tự cung tự cấp hơn là xuất khẩu.

Tuy nhiên, nước này thỉnh thoảng xuất khẩu một lượng nhỏ sang các đối tác khu vực như Malaysia. Điều quan trọng là Indonesia nhập khẩu gạo từ Thái Lan và Việt Nam trong thời gian thiếu hụt do hạn hán hoặc lũ lụt, đảm bảo ổn định lương thực.

Nỗ lực của chính phủ nước này để hiện đại hóa ngành nông nghiệp cũng đã giúp cải thiện năng suất và củng cố sản xuất trong nước.

Việt Nam được xếp hạng là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đóng góp 5% sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023-2024 với 26,63 triệu tấn.

Đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là "Vựa lúa của Việt Nam," là trung tâm sản xuất lúa gạo nhờ đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Philippines và các nước châu Phi, tập trung vào các giống gạo thơm chất lượng cao.

Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhờ đầu tư của chính phủ vào công nghệ và nghiên cứu để cải thiện năng suất.

Bất chấp những thách thức như biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn củng cố vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu trên thị trường thế giới. Khi tiêu thụ toàn cầu tăng lên, Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trong khi đó, Thái Lan nổi tiếng với gạo chất lượng cao, đặc biệt là gạo thơm, chiếm 4% sản lượng gạo toàn cầu với 20 triệu tấn. Đây là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu, cung cấp cho các thị trường Trung Quốc, Trung Đông và Mỹ.

Thời tiết thuận lợi và cơ sở hạ tầng tưới tiêu phát triển tốt của Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong thành công sản xuất gạo của nước này.

Xuất khẩu gạo chiếm tỷ lệ đáng kể trong nền kinh tế nông nghiệp của Thái Lan, nhờ chính phủ tích cực thúc đẩy các thực hành bền vững để nâng cao chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Giá cả cạnh tranh và chất lượng ổn định của Thái Lan giúp nước này duy trì vị thế vững chắc trên thị trường toàn cầu. Philippines sản xuất 12,33 triệu tấn gạo, chiếm khoảng 2% sản lượng toàn cầu.

Mặc dù là một nhà sản xuất lớn, song nước này cũng nhập khẩu gạo để đáp ứng nhu cầu trong nước, chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan.

Việc trồng lúa ở Philippines được phân bố ở Luzon, Mindanao và Visayas, với sự hỗ trợ của chính phủ tập trung vào việc cải thiện năng suất thông qua việc áp dụng công nghệ và trợ cấp cho nông dân.

Chính phủ đang nỗ lực hướng tới tự cung tự cấp bằng cách thúc đẩy các giống lúa lai và kỹ thuật canh tác hiện đại. Tuy nhiên, những thách thức như bão và đất canh tác hạn chế làm cản trở sản xuất.

Myanmar cũng là nhà đóng góp quan trọng cho thị trường gạo toàn cầu. Myanmar đóng góp 2% sản xuất gạo toàn cầu, tổng cộng 11,9 triệu tấn. Gạo là cây trồng chủ lực, được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Irrawaddy.

Myanmar xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Bangladesh và một số quốc gia châu Phi, đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực khu vực.

Mặc dù những thách thức về cơ sở hạ tầng và bất ổn chính trị đã ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp của nước này, song các sáng kiến của chính phủ đang được thực hiện để hiện đại hóa nông nghiệp và tăng cường xuất khẩu.

Ngành lúa gạo của Myanmar được hưởng lợi từ đất đai màu mỡ và kiến thức truyền thống, định vị đất nước này là một nhà cung cấp quan trọng trong thị trường gạo toàn cầu.Pakistan là một nhà xuất khẩu gạo nổi bật.

Pakistan sản xuất 9,87 triệu tấn gạo, đóng góp 2% tổng sản lượng toàn cầu. Nổi tiếng với gạo Basmati cao cấp, Pakistan chủ yếu xuất khẩu sang Trung Đông, châu Âu và châu Phi.

Hoạt động sản xuất gạo của nước này phát triển mạnh ở các khu vực như Punjab và Sindh, nơi hệ thống tưới tiêu từ sông Indus hỗ trợ việc trồng trọt. ác ưu đãi của chính phủ, cùng với đầu tư vào nghiên cứu và công nghệ, tăng cường năng suất và xuất khẩu gạo.

Bất chấp tình trạng thiếu nước thỉnh thoảng xảy ra, Pakistan vẫn là một đối thủ cạnh tranh trong thị trường gạo toàn cầu, nổi tiếng với gạo thơm và chất lượng cao.

Đối với Nhật Bản, đây là một quốc gia sản xuất gạo đáng chú ý khi nước này sản xuất 7,3 triệu tấn gạo, chiếm 1% sản lượng toàn cầu.

Mặc dù sản xuất gạo của Nhật Bản chủ yếu để tiêu thụ trong nước, song nước này xuất khẩu một lượng nhỏ các giống gạo cao cấp, như Koshihikari, sang các thị trường “ngách” ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Mỹ.

Nông nghiệp lúa ở Nhật Bản được hưởng lợi từ công nghệ tiên tiến, nhưng phải đối mặt với những thách thức từ đô thị hóa và số lượng nông dân già đi.

Trợ cấp và chính sách của chính phủ thúc đẩy nông nghiệp bền vững giúp duy trì mức sản xuất, đảm bảo gạo vẫn là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản.

Trung Quốc và Ấn Độ là các nước sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới do nhiều lý do, chẳng hạn như diện tích đất rộng lớn phù hợp với việc trồng lúa và lịch sử canh tác lúa gạo lâu đời.

Cả hai nước đều sở hữu diện tích đất màu mỡ rộng lớn phù hợp với việc trồng lúa, cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi và nguồn nước dồi dào. Ngoài ra, Ấn Độ và Trung Quốc trồng nhiều giống lúa, đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của thị trường toàn cầu.

Chính phủ của cả hai nước đều tích cực hỗ trợ ngành lúa gạo thông qua trợ cấp, nghiên cứu và phát triển cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, cả hai nước đều áp dụng các phương thức canh tác hiệu quả, và chi phí lao động thấp góp phần vào giá cả cạnh tranh./.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Đường Phan Xích Long 'thay da đổi thịt', từ xóm nước đen đến phố ẩm thực

Đường Phan Xích Long 'thay da đổi thịt', từ xóm nước đen đến phố ẩm thực

23:30 24/06/2024

TPHCM - Chứng kiến bao sự đổi thay của con đường Phan Xích Long , người dân sống tại đây cảm thấy phấn khởi, vui mừng, bởi con đường khi...

Lão nông thu tiền tỷ từ giống nhãn 'siêu trái'

Lão nông thu tiền tỷ từ giống nhãn 'siêu trái'

12:40 01/07/2024

10 năm nghiên cứu, ông Nguyễn Văn Phúc ở Vĩnh Long cho ra giống nhãn siêu trái, giá bán cao gấp đôi loại thường, mang lại doanh thu 1,5 tỷ đồng một năm.

Nước dâng cao, nhiều hồ thủy điện phải xả lũ

Nước dâng cao, nhiều hồ thủy điện phải xả lũ

11:50 15/10/2023

Mực nước về hồ Lai Châu đạt 869m3/s, lưu lượng nước xả là 353m3/s; hồ Sơn La lượng nước về đạt 618m3/s, lượng nước xả 913m3/s; hồ Hoà Bình lượng nước về đạt 952m3/s, lượng nước xả là 380m3/s; hồ Thác Bà (Yên Bái) lượng nước về đạt 160m3/s, lượng nước xả là 60m3/s. Đặc biệt, một số thuỷ điện khu vực miền Trung, Tây Nguyên, lượng nước về hồ tăng cao, lượng nước xả cũng lớn. Điển hình như hồ thuỷ điện A Vương (Quảng Nam), lượng nước xả là hơn...

Nông thôn mới góp phần 'thay da đổi thịt' tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Nông thôn mới góp phần 'thay da đổi thịt' tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

09:40 10/08/2023

Nhiều huyện, xã ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã chuyển mình mạnh mẽ sau hơn một thập kỷ bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới; thu nhập người dân đã cao gấp nhiều lần, hiện xấp xỉ 70 triệu đồng/người/năm.

Tin mới vụ gần 300 khách Đài Loan - Trung Quốc bị 'bỏ rơi' ở Phú Quốc

Tin mới vụ gần 300 khách Đài Loan - Trung Quốc bị 'bỏ rơi' ở Phú Quốc

00:00 16/02/2024

Ngày 15/2, Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang có báo cáo về kết quả xác minh vụ việc liên quan đến thông tin gần 300 khách du lịch Đài Loan - Trung Quốc 'bị bỏ rơi' ở Phú Quốc.

Giá heo hơi hôm nay 30/5: Giá heo hơi miền Bắc hạ nhẹ, lộ diện nỗi lo 'khủng khiếp' của người chăn nuôi

Giá heo hơi hôm nay 30/5: Giá heo hơi miền Bắc hạ nhẹ, lộ diện nỗi lo 'khủng khiếp' của người chăn nuôi

07:50 30/05/2024

Giá heo hơi hôm nay 30/5 ghi nhận miền Bắc hạ nhẹ 1.000 đồng/kg tại Thái Nguyên, về mức 69.000 đồng/kg - ngang với Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang.

Bí thư quận Ba Đình nói về việc xử lý 'tòa lâu đài' trên phố Đội Cấn

Bí thư quận Ba Đình nói về việc xử lý 'tòa lâu đài' trên phố Đội Cấn

14:40 05/12/2023

Về sai phạm tại “tòa lâu đài” trên phố Đội Cấn , Bí thư quận ủy Ba Đình, Hà Nội, cho biết, tinh thần là xử lý nghiêm theo đúng...

Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc

Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc

08:20 16/05/2024

Gói thầu số 07 (Xây lắp): Xây mới khối 10 phòng học + thể chất +kho: Các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật: San nền; Kè chắn đất; Tường rào kín; Bể nước ngầm + nhà bơm; Hệ thống cấp – thoát nước tổng thể; Hệ thống cấp điện, chiếu sáng tổng thể; Sân đường, gờ lề và cây xanh; Cầu nối thuộc dự án Trường Mầm non Xuân Trường có chủ đầu tư là Ban Qu...

Lý do Bình Dương chưa bỏ tiền mua trạm BOT như tuyên bố

Lý do Bình Dương chưa bỏ tiền mua trạm BOT như tuyên bố

03:20 25/07/2024

Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương, từ năm 2018, ngành chức năng đã làm việc với chủ đầu tư về việc mua lại để di dời các trạm thu phí BOT trên hai tuyến ĐT.747A, ĐT.747B song vướng quy định nên tới nay vẫn chưa triển khai.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới