Nông thôn mới góp phần 'thay da đổi thịt' tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

09:40 10/08/2023

Nhiều huyện, xã ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã chuyển mình mạnh mẽ sau hơn một thập kỷ bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới; thu nhập người dân đã cao gấp nhiều lần, hiện xấp xỉ 70 triệu đồng/người/năm.

Diện mạo huyện nông thôn mới Châu Đức ngày càng khang trang. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)

Sau gần 13 năm bước vào công cuộc vào xây dựng nông thôn mới, trên các vùng thôn quê tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã chuyển mình mạnh mẽ, thay da đổi thịt, kinh tế phát triển theo hướng bền vững, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất của huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) ngày một khang trang, hiện đại. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)

Chuyển mình mạnh mẽ

Là một huyện xây dựng nông thôn mới và đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2022, huyện Châu Đức đã thực sự đổi thay từ chương trình này.

Từ một huyện thuần nông, vùng sâu, vùng xa và nghèo của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, với xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới rất thấp, sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Châu Đức đã có 15/15 xã được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100%, trong số đó, đã có bảy xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Hệ thống đèn chiếu sáng, camera an ninh đã được chính quyền, người dân và doanh nghiệp huyện nông thôn mới Châu Đức cùng bắt tay xây dựng. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)

Để từng xã nông thôn hoàn thành đủ tiêu chí nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao huyện Châu Đức đã tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách và huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp.

Chương trình đã huy động được nguồn lực lớn cả trong và ngoài ngân sách, nhất là chương trình xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, huy động nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân, với tổng mức thu nhập của người dân tại các xã xây dựng nông thôn mới là hơn 70 triệu đồng/người/năm. Đến nay, huyện không còn hộ nghèo chuẩn quốc gia.

Xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn Mới. Huyện Châu Đức đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển sản xuất trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại-dịch vụ.

Nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả kinh tế, phù hợp với quy hoạch nông nghiệp của huyện như hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả, bắp, rau các loại. Các mô hình liên kết sản xuất, với hơn 700ha được huyện Châu Đức thực hiện có hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Mô hình tập hợp bà con nông dân trồng thanh long tham gia hợp tác xã tại Hợp tác xã Nông nghiệp-Dịch vụ Xuân Trường, xã Sơn Bình là một ví dụ điển hình. Hiện hợp tác xã đã tập hợp được 17 thành viên, với gần 14 ha; trong đó, có 12ha đang cho thu hoạch trái.

Hiện nay, Hợp tác xã cũng đã được cấp mã vùng trồng xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc để có đầu ra ổn định cho sản phẩm thanh long của các thành viên hợp tác xã.

Ông Nguyễn Tấn Lương, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp-Dịch vụ Xuân Trường, xã Sơn Bình, huyện Châu Đức cho biết để tìm kiếm đầu ra ổn định và có thể xuất khẩu thanh long ra nước ngoài cho người trồng thanh long trên địa bàn xã, việc cấp thiết nhất là tập hợp bà con để thành lập ra hợp tác xã, có như vậy việc làm hồ sơ mã vùng trồng xuất khẩu dễ dàng hơn. Từ đó, nâng cao thu nhập cho các thành viên.

Ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Châu Đức chia sẻ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Châu Đức đã huy động được cả hệ thống chính trị và người dân đều phải nhận biết được mục đích, ý nghĩa thực sự của xây dựng nông thôn mới.

Vấn đề đặt ra cho huyện trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp theo là phải tạo ra những sản phẩm đặc trưng, những bản sắc văn hóa riêng phải được giữ gìn, phát triển các làng nghề, tạo ra những điểm nhấn về du lịch cộng đồng khi đến với huyện Châu Đức, phát huy được tiềm năng, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện, từ đó có thể nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Huyện Xuyên Mộc cũng là một huyện vùng sâu, vùng xa và là huyện nghèo nhất của tỉnh trong thời điểm bắt đầu xây dựng nông thôn mới. Thu nhập của người dân thời điểm 2010 mới chỉ khoảng 16,62 triệu đồng/người/năm.

Thế nhưng, nhờ có Chương trình Xây dựng Nông thôn Mới đã giúp vùng đất này “trở mình” mạnh mẽ, nhà cửa khang trang, kinh tế phát triển. Đặc biệt là, thu nhập của người dân cao gấp nhiều lần so với trước đạt 69 triệu đồng/người/năm vào thời điểm cuối năm 2022.

Để đạt được điều này, các địa phương của huyện đã tích cực vận động nhân dân thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng đến các loại cây, con có giá trị cao để nâng cao thu nhập cho nông dân.

Nhiều mô hình trồng các cây có giá trị như nhãn, thanh long… đã thay thế cho vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả, nuôi gia súc quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao hiện đại thay cho các mô hình nhỏ lẻ.

Nhiều mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác cũng đã hình thành, tạo thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hàng hóa bền vững, từ đó giúp thu nhập của nông dân tăng lên đáng kể.

Bà Nguyễn Thị Lan, ngụ xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc chia sẻ bộ mặt nông thôn mới của huyện Xuyên Mộc đã ngày càng khang trang, hạ tầng giao thông ngày càng phát triển, hệ thống đèn đường chiếu sáng ban đêm cũng được các cấp chính quyền địa phương đầu tư hoàn thiện, đời sống tinh thần của người dân nông thôn được quan tâm, thu nhập của người dân cũng đã nâng cao hơn.

Nói về định hướng cho xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo, bà Lê Thị Trang Đài, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Xuyên Mộc xác định, xây dựng nông thôn mới là mục tiêu có khởi đầu, nhưng sẽ không có điểm kết thúc.

Chính vì vậy, kế thừa những kết quả đã đạt được hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, huyện sẽ rà soát lại tổng thể xây dựng nông thôn mới của huyện, trong giai đoạn tiếp theo phấn đấu những xã nông thôn mới trở thành nông thôn mới nâng cao, những xã nâng cao trở thành nông thôn mới kiểu mẫu. Việc xây dựng nông thôn mới sẽ đi vào thực chất, góp phần nâng cao đời sống nhân dân nông thôn ấm no, hạnh phúc hơn.

Nhiệm vụ xuyên suốt

Theo Văn Phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Mông thôn Mới tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có 47/47 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Bà Rịa-Vũng Tàu đã trở thành 1/18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đối với cấp huyện, 6/8 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới. Hai địa phương còn lại đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Long Điền và Đất Đỏ đang tiếp tục thực hiện các tiêu chí, phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2023.

Đặc biệt, tính đến đầu tháng tháng 8/2023, tỉnh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người tại các xã xây dựng nông thôn mới là 67 triệu đồng/người/năm và 72 triệu đồng/người/năm đối với các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao. Hiện, tỉnh có 91 sản phẩm nông nghiệp của 45 chủ thể đã được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tại các xã xây dựng nông thôn mới đạt bình quân 4,12%/năm; có 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 80,85%), 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 29,78%).

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh giảm còn từ 0,5% trở xuống, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia; giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp lên gấp 1,5 lần so với năm 2020; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động dưới 15%...

Ông Vũ Ngọc Đăng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn Mới tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết để đạt mục tiêu trên, tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục thực hiện cơ cấu lại, phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại, bền vững gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn Mới gắn với đô thị hoá, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại.

“Việc triển khai các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cũng sẽ được tỉnh chú trọng. Cùng với đó là, công tác đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; quản lý tài nguyên, nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường nông thôn cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh yêu cầu trong giai đoạn tiếp theo,” ông Vũ Ngọc Đăng thông tin thêm./

Có thể bạn quan tâm
Cận cảnh dự án khu dân cư gần 800 tỷ ở Hà Tĩnh bị đình chỉ

Cận cảnh dự án khu dân cư gần 800 tỷ ở Hà Tĩnh bị đình chỉ

14:00 23/03/2023

Mặc dù chưa được giao đất, cho thuê đất theo quy định, nhưng dự án Khu dân cư đô thị Bắc Phố Châu 1 (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn thi công khi chưa đủ điều kiện.

Xi Măng Xuân Thành tặng hơn 10.000 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người dân và học sinh

Xi Măng Xuân Thành tặng hơn 10.000 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người dân và học sinh

17:20 29/12/2023

Hơn 10.000 mũ bảo hiểm đã được Xi Măng Xuân Thành trao tận tay các em học sinh và người dân ở nhiều tỉnh, thành sau 3 năm triển khai chương trình trao tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn trên toàn quốc.

Lúa hữu cơ Quảng Trị lần đầu 'đặt chân' đến châu Âu

Lúa hữu cơ Quảng Trị lần đầu 'đặt chân' đến châu Âu

06:30 17/04/2023

Lần đầu tiên lô hàng 15 tấn gạo hữu cơ của nông dân tỉnh Quảng Trị được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Trên vùng đất gió Lào cát trắng khắc nghiệt này, trồng lúa không mất mùa đã là may mắn, vậy mà người nông dân đã đưa gạo hữu cơ Quảng Trị xuất khẩu sang châu Âu.

Đất nông nghiệp bị tố “biến” thành đất ở: Cần thanh tra làm rõ?

Đất nông nghiệp bị tố “biến” thành đất ở: Cần thanh tra làm rõ?

11:30 28/04/2023

Trong bài viết trước, Báo Tri thức và Cuộc sống đã nêu thông tin ông Nguyễn Văn Nam (SN 1976, được ông Thân Văn Biên ủy quyền; trú tại thôn Trung, xã Nội Hoàng, Yên Dũng, Bắc Giang), phản ánh một số cán bộ UBND xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng có dấu hiệu buông lỏng trong công tác quản lý đất đai. Liên quan đến sự việc, mới đây, ngày 13/4/2023, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành văn bản 1796/UBNT-TCD gửi thanh tra tỉnh về việc kiểm tra,...

Quản lý chất lượng sầu riêng từ bài học Thái Lan

Quản lý chất lượng sầu riêng từ bài học Thái Lan

11:50 12/05/2024

Tại Thái Lan, nông dân cắt sầu riêng non có thể bị bắt, nếu mã số vùng trồng vi phạm nhiều lần, người chịu trách nhiệm có thể phải ngồi tù.

Huyện ngoại thành Hà Nội liên tục đấu giá đất, chuyên gia cảnh báo rủi ro

Huyện ngoại thành Hà Nội liên tục đấu giá đất, chuyên gia cảnh báo rủi ro

09:50 24/07/2024

Gần đây, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội rôm rả đấu giá đất và có nơi thu hàng nghìn tỷ đồng từ việc này trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo về khả năng xuất hiện các nhà đầu tư thông đồng đẩy giá những khu đất xung quanh nhằm trục lợi.

O'Food công bố nhận diện mới

O'Food công bố nhận diện mới

05:30 23/07/2024

Thương hiệu thực phẩm Hàn Quốc O'Food thay đổi nhận diện mới từ tháng 7, hướng tới mục tiêu mang đến 'vị ngon cho cuộc sống tròn đầy'.

PNJ trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ

PNJ trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ

10:00 15/05/2024

Ngày 14/5, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận ( Chi nhánh PNJ miền Tây) phối hợp Thành đoàn Cần Thơ – Ban Chấp hành quận Đoàn Ô Môn trao học bổng cho 17 học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận với tổng số tiền 35 triệu đồng.

Ô nhiễm khủng khiếp phía sau khu công nghiệp: Do nước bên ngoài chảy ngược vào?

Ô nhiễm khủng khiếp phía sau khu công nghiệp: Do nước bên ngoài chảy ngược vào?

12:20 19/04/2024

Lãnh đạo khu công nghiệp cho rằng nước thải chảy ngược vào khu vực bể lắng nước mưa. Trong khi người dân khẳng định ngược lại.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới