Trong bối cảnh phương Tây đang dần hình thành một liên minh máy bay chiến đấu dành cho Ukraine, trong đó có F-16, Nga cảnh báo, bất kỳ chiếc F-16 nào được cung cấp cho Kiev sẽ là "mục tiêu hợp pháp" của Moscow.
Tình hình Ukraine: F-16 vào tầm ngắm của Nga, Moscow cảnh báo gắt; Hàn Quốc có thể đổi ý cấp đạn cho Kiev? (Nguồn: Defense) |
Nga cảnh báo sẽ đưa F-16 thành mục tiêu hợp pháp nếu chúng được sử dụng trong xung đột ở Ukraine. (Nguồn: Defense) |
Cảnh báo trên do Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đưa ra ngày 24/5, được hãng tin RIA dẫn lời.
Cố vấn Bộ Quốc phòng Ukraine Yuriy Sak trước đó cho biết, Hà Lan có thể trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Kiev và quốc gia Đông Âu hy vọng sẽ nhận được những chiếc chiến đấu cơ đầu tiên từ các nhà tài trợ nước ngoài vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 tới.
Tin liên quan |
Nằm giữa ‘vùng cấm’ trừng phạt của EU, sức khỏe người khổng lồ hạt nhân Nga - Rosatom ra sao? Nằm giữa ‘vùng cấm’ trừng phạt của EU, sức khỏe người khổng lồ hạt nhân Nga - Rosatom ra sao? |
Cùng ngày, liên quan việc Moscow tố cáo các chiến binh thân Ukraine xâm nhập và tấn công vùng biên giới Nga trong tuần này, Điện Kremlin cho biết, thông tin những đối tượng trên sử dụng vũ khí do phương Tây sản xuất cho thấy sự can dự ngày càng tăng của phương Tây vào cuộc xung đột Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, việc lực lượng vũ trang Ukraine nhận ngày càng nhiều thiết bị từ phương Tây không còn là điều gì đó bí mật.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố: "Chúng ta sẽ tiếp tục đáp trả những hành động như vậy của lực lượng Ukraine một cách nhanh chóng và cực mạnh".
Hôm 23/5, quân đội Nga tuyên bố đã đánh tan nhóm chiến binh tấn công khu vực biên giới nước này bằng xe bọc thép trước đó một ngày. Những hình ảnh được phát trên truyền thông nhà nước Nga về một số phương tiện bị phá hủy cho thấy thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất.
Trong một diễn biến khác liên quan viện trợ quân sự Ukraine, cũng trong ngày 24/5, khi được hỏi về các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Hàn Quốc về khả năng Seoul cung cấp đạn dược cho Kiev, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết, nước này đang nỗ lực phối hợp để đảm bảo sự hỗ trợ từ các đồng minh và đối tác.
Ông Miller nêu rõ: "Mỹ đã dẫn đầu một nỗ lực trên toàn thế giới, kể cả từ trước khi bắt đầu cuộc xung đột này, nhằm đảm bảo sự hỗ trợ đó sẽ giúp quân đội và người dân Ukraine tự vệ".
Cùng ngày, Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Cho Tae-yong cho hay, Seoul có thể xem xét cung cấp đạn cho Ukraine sau khi đánh giá tình hình tại đây. Cho đến nay, Hàn Quốc mới chỉ cung cấp viện trợ nhân đạo cho Kiev.
Ngày 1/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Ngày 16/6, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã kêu gọi Ukraine và Nga giảm leo thang xung đột.
Ukraine đề nghị Đức cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho nước này để chống lại Nga. Truyền thông Đức ngày 26/5 dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức cho biết, Berlin đã nhận được đề nghị liên quan của Ukraine trong vài ngày qua, song không chi biết cụ thể về số lượng tên lửa mà Kiev muốn có.
Iran tuyên bố hoàn tất thỏa thuận mua sắm tiêm kích đa năng Su-35S, trực thăng tấn công Mi-28 và máy bay huấn luyện do Nga sản xuất.
Triều Tiên công bố hình ảnh lãnh đạo Kim Jong-un thị sát hai mẫu UAV có hình dáng tương đồng với dòng RQ-4 Global Hawk và MQ-9 Reaper của Mỹ.
Đảng Đoàn kết Quốc gia của Bộ trưởng Nội các thời chiến Gantz trình dự luật kêu gọi giải tán quốc hội Israel và tổ chức bầu cử sớm.
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ngày 6/10 cho biết, cuộc xung đột tại Dải Gaza đã gây ra 'nỗi đau không thể chịu đựng nổi'.
Ukraine sắp nhận vài trăm nghìn quả đạn pháo, song lô hàng không đến từ Mỹ hay bất cứ trụ cột nào khác của NATO, thay vào đó là Czech.
Sau cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ - Trung, Bắc Kinh đã thể hiện thái độ thân thiện hơn, song cũng nhấn mạnh về những điều không thể thỏa hiệp.