Chiều 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN với Australia và ASEAN với Liên hợp quốc nằm trong chương trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43.
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Jakarta, Indonesia, chiều 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN với Australia và ASEAN với Liên hợp quốc.
Hội nghị Cấp cao ASEAN- Australia lần thứ 3 hoan nghênh triển khai Kế hoạch hành động 2020-2024.
Trong năm 2022, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 101,08 tỷ USD, trong khi FDI của Australia vào ASEAN đạt 2,01 tỷ USD.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese khẳng định coi trọng ASEAN, cam kết triển khai Chiến lược Hợp tác Kinh tế Đông Nam Á đến 2040, tạo động lực cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia; đồng thời trông đợi Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia tháng 3/2024 tại Melbourne, Australia, sẽ góp phần đưa hợp tác phát triển vững mạnh.
Thủ tướng Albanese đề nghị xây dựng thành công các trụ cột hợp tác mới về đổi mới sáng tạo, cùng hỗ trợ thực hiện thành công quá trình Chuyển đổi Số và Chuyển đổi Xanh hướng tới phát triển bền vững.
Theo đó, trông đợi Đối thoại Cao cấp ASEAN-Australia về Biến đổi Khí hậu và Chuyển đổi Năng lượng do Australia, Việt Nam và Lào đồng chủ trì sẽ được tổ chức vào cuối năm nay tại Hà Nội, đóng góp thiết thực cho nỗ lực này.
Thủ tướng Australia nhấn mạnh hợp tác ứng phó các thách thức như biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, hỗ trợ ASEAN triển khai các ưu tiên như Chiến lược Trung hòa Carbon, Kinh tế Biển Xanh, An ninh Lương thực, Năng lượng Sạch.
Đánh giá cao sáng kiến Tương lai Australia vì ASEAN trị giá 124 triệu đôla Australia (80 triệu USD) nhằm hỗ trợ ứng phó thách thức, phục hồi và phát triển bền vững tại khu vực, ASEAN nhất trí cùng Australia tập trung thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư, tiếp cận thị trường, đẩy mạnh liên kết thương mại đa phương, bao gồm triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hợp tác giáo dục, đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số, quản lý thiên tai, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định qua chặng đường gần 50 năm phát triển quan hệ, ASEAN và Australia đã trở thành láng giềng gần gũi, đối tác tin cậy và người bạn chân thành của nhau; nhấn mạnh để hướng tới những tầm cao mới trong 50 năm tới và xa hơn nữa, cần tăng cường gắn kết kinh tế-thương mại theo hướng cân bằng, bền vững cần được coi là trọng tâm và động lực phát triển, cần phối hợp triển khai Hiệp định AANZFTA, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu thêm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đột phá chiến lược cho quan hệ ASEAN-Australia, hướng tới tương lai phát triển bền vững cho người dân. Theo đó, mong muốn hai bên phối hợp đẩy mạnh hơn nỗ lực này, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Thủ tướng cũng mong muốn Australia tiếp tục quan tâm, hỗ trợ phát triển tiểu vùng Mekong, trong đó có khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thông qua khuôn khổ Đối tác Mekong-Australia.
Kết thúc Hội nghị, các lãnh đạo thông qua Tuyên bố chung về Tăng cường Hợp tác Bảo đảm An ninh Lương thực trong Thời kỳ Khủng hoảng.
Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 13 chia sẻ tầm nhìn và cam kết đề cao chủ nghĩa đa phương, thượng tôn pháp luật và tăng cường phối hợp ứng phó các thách thức toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức hiện nay, Đối tác Toàn diện ASEAN-Liên hợp quốc càng có ý nghĩa quan trọng, hoan nghênh ASEAN phát huy vai trò hội tụ và cầu nối, giúp nâng cao hiểu biết, xây dựng lòng tin giữa các nước.
Tổng Thư ký khẳng định trong thế giới đa cực hiện nay, Liên hợp quốc cần sự đồng hành của các thể chế đa phương như ASEAN, theo đó đánh giá cao các nước ASEAN đã cử hơn 5.000 nhân viên tham gia các nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị đẩy mạnh hợp tác hai bên trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó chú trọng hợp tác chuyển đổi năng lượng, giáo dục số, y tế, việc làm, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý thiên tai...
Kiểm điểm tiến độ triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2021-2025, các đại biểu nhất trí tăng cường phối hợp, hỗ trợ nâng cao chuyên môn, năng lực ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống, tự cường y tế, hội nhập kinh tế khu vực, chuyển đổi năng lượng, quản lý thiên tai, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh...
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong bối cảnh ngày nay, ứng phó với các vấn đề toàn cầu chỉ có thể thành công thông qua cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân và đề cao chủ nghĩa đa phương, đảm bảo công bằng, công lý.
Thủ tướng kỳ vọng Đối tác toàn diện ASEAN-Liên hợp quốc phải thực sự trở thành một trong những ngọn cờ đầu trong củng cố đoàn kết quốc tế, kiên trì hợp tác đa phương, bảo đảm vững chắc hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển thịnh vượng, bền vững trên thế giới.
Để thực hiện mục tiêu đó, Thủ tướng nhấn mạnh cần phối hợp tích cực triển khai Lộ trình gắn kết Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình Nghị sự của Liên hợp quốc về Phát triển Bền vững đến 2030; đề nghị Liên hợp quốc đặc biệt quan tâm, hỗ trợ Việt Nam và các nước lưu vực sông Mekong trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Đồng thời, Thủ tướng đề nghị hỗ trợ Việt Nam triển khai thành công Thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng bình đẳng (JETP), chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Liên hợp quốc tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực, phối hợp chặt chẽ với ASEAN thúc đẩy các giá trị hướng tới hoà bình, tăng cường đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, hình thành các chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động của ASEAN và Liên hợp quốc, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam sẽ không ngừng nỗ lực với trách nhiệm cao nhất, đóng góp cho công việc chung của Liên hợp quốc, tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, đồng thời nỗ lực hoàn thành tốt những trọng trách quốc tế được giao, trong đó có vai trò là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng của mọi quốc gia, mọi khu vực và toàn thế giới.
Tại các hội nghị kể trên, trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, ASEAN và các đối tác đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong đó có Biển Đông, là quan tâm và lợi ích chung của các nước.
Các đối tác khẳng định ủng hộ các nỗ lực, cách tiếp cận cân bằng, khách quan và lập trường chung của ASEAN trong các vấn đề này.
Chia sẻ ý kiến các nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tái khẳng định lập trường chung về Biển Đông, đề nghị các đối tác ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, góp phần đưa Biển Đông thành vùng biển của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững./.
Ba ngày trước khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công du Mỹ từ ngày 24 đến 29-4, bán đảo Triều Tiên đột ngột căng thẳng thêm một lần nữa với một tuyên bố đanh thép của Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui.
Quốc gia có trữ lượng khí đốt hàng đầu thế giới ở Trung Á đang tích cực một cách bất thường trong tiếp thị và bán khí đốt do lo...
Ngày đầu tiên của lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Gaza được đánh giá là thành công khi việc trao đổi con tin diễn ra đúng như thỏa thuận.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Nga đã chiếm ngôi làng Mirnoye ở vùng Zaporizhzhia từ lực lượng Ukraina.
Quảng Ninh - “Tự nhận hành khách là người nhà hoặc người đi nhờ xe, né tránh việc kiểm tra của lực lượng chức bằng cách tăng tốc hoặc rẽ...
Đến nay đã có 320 hộ được bố trí vào Khu dân cư biên giới Chàng Riệc; mỗi hộ được hỗ trợ căn nhà 42m2 trên mảnh đất 1.000m2 và 1ha đất sản xuất, được vay vốn phát triển sản xuất.
Đắk Lắk - Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở tuyến cao tốc Buôn Ma...
Người đàn ông 84 tuổi khóc òa trong Như chưa hề có cuộc chia ly, nói với các em họ lần đầu tiên gặp mặt: 'Xúc động quá. Các em ơi, 70 năm trời giờ mới đoàn tụ'.
TP - Vài năm trở lại đây, số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận có sự tăng giảm thất thường, đặc biệt một số ngành một số năm liên tục xảy ra tình trạng “trắng” giáo sư. Trong khi đó, quy mô đào tạo đại học lại tăng dần đều dẫn đến những lo ngại chất lượng nguồn nhân lực.