Lãnh đạo Tổng cục thi hành án dân sự cho hay tới đây đơn vị phải thi hành án đối với vụ Vạn Thịnh Phát, 'đây vụ án cực kỳ phức tạp với giá trị thi hành án lớn, số lượng bị hại rất nhiều'.
Ngày 7-10, tại cuộc họp báo quý III năm 2024 của Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự đã thông tin về việc thi hành án các vụ án lớn, phức tạp như Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát...
Theo ông Lợi, vụ án Tân Hoàng Minh đến nay tổng số tiền đã chi trả đạt hơn 8.500 tỉ đồng trên 8.644 tỉ đồng phải thi hành. Tổng số bị hại đã được chi trả là 6.630 người, có 6.407 hồ sơ đã được thi hành án.
Đối với vụ FLC, ngày 5-8-2024, TAND TP Hà Nội đã ban hành bản án sơ thẩm vụ án Trịnh Văn Quyết và đồng phạm, hiện cơ quan thi hành án đang theo sát tiến trình tố tụng.
"Khi bản án có hiệu lực thi hành, chúng tôi sẽ cố gắng thi hành sớm nhất có thể, cố gắng đạt được kết quả tốt", ông Lợi nói.
Ông Lợi cho hay tới đây đơn vị phải thi hành án đối với vụ Vạn Thịnh Phát. Ông đánh giá đây vụ án cực kỳ phức tạp với giá trị thi hành án lớn, số lượng bị hại (các nhà đầu tư trái phiếu - PV) rất nhiều.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự cho rằng từ kinh nghiệm thi hành án vụ Tân Hoàng Minh và các vụ án về tham nhũng kinh tế khác, cơ quan thi hành án rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, từ đó tổ chức thi hành án ngày càng tốt hơn.
Theo đó, Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo sát sao các cơ quan thi hành án dân sự địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Chủ động trong việc tiếp nhận vật chứng, rà soát nội dung cáo trạng, bản án để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh nếu có...
Bên cạnh đó, Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo các cơ quan thi hành án địa phương rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thụ lý, chuẩn bị nguồn nhân lực, trang thiết bị... tổ chức thi hành án ngay khi bản án có hiệu lực trong cả 2 giai đoạn của vụ Vạn Thịnh Phát.
Ngoài ra, Tổng cục Thi hành án dân sự đang chỉ đạo các cơ quan đơn vị chuyên môn xây dựng dự thảo, kế hoạch chỉ đạo tổ chức thi hành án kết thúc vụ việc thuộc trách nhiệm của cơ quan thi hành án từ việc ra quyết định thi hành án, thông báo kết quả thi hành án, thẩm định giá, bán đấu giá…
Đồng thời, Tổng cục cũng tăng cường nguồn nhân lực đảm bảo công tác thi hành án nhanh chóng, chính xác.
Trước đó, ngày 25-9, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội khi xét xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Tòa tuyên giảm án cho ông Dũng từ 8 năm còn 7 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Còn vụ Vạn Thịnh Phát, hiện Tòa án nhân dân TP.HCM đang xét xử Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 bị cáo khác ở giai đoạn 2. Giai đoạn 1, tòa tuyên bà Lan mức án tử hình.
Vụ án tại Tập đoàn FLC đang trong giai đoạn chờ xét xử phúc thẩm.
Tại họp báo, Bộ Tư pháp cho biết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực.
"Kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền cao nhất từ trước đến nay", Bộ Tư pháp thông tin.
Cụ thể, bước đầu thống kê từ kết quả thi hành án của các địa phương cho thấy đã thi hành xong hơn 620.000 việc (tăng 7,97%, so với cùng kỳ năm 2023).
Về tiền, thi hành xong hơn 117.000 tỉ đồng (tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm 2023).
Kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là hơn 9.000 việc với hơn 22.000 tỉ đồng.
Chiều 13/8, kết thúc phiên tòa xét xử vụ án buôn lậu 51 kg vàng và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, TAND tỉnh An Giang đã tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, SN 1969; ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) và 24 đồng phạm. Kiến ThứcBị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh. (Ảnh Pháp Luật TP HCM)1 Theo đó, bị cáo Hạnh bị phạt 16 năm tù về tội buôn lậu và 7 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng mức hình...
Ukraine lo sợ thua trận, kêu gọi Quốc hội Mỹ phê duyệt viện trợ; FAA điều tra sự cố mới với máy bay Boeing; Tỉ phú Mỹ Elon Musk kêu gọi thẩm phán Tòa án tối cao Brazil từ chức... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 8-4.
Ngày 12.10, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm vụ sai phạm cấp phép lao động cho người nước ngoài, bước vào phần luận tội của...
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 12-19/8.
Ngày 19/7, TAND quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) mở phiên xét xử lưu động nhóm 16 bị cáo từ 18 đến 20 tuổi do Nguyễn Thị Kim Chi (20 tuổi, trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cầm đầu về tội “Gây rối trật tự công cộng” và “Cố ý gây thương tích”. Trong đó, các bị cáo phải hầu tòa gồm Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Đỗ Công Thành, Bùi Minh Thiện, Nguyễn Ngọc Tuân, Đinh Hoàng Minh, Lê Ngọc Thọ, Huỳnh Ngọc Hải, Lê Đình Phúc Nguyên, Nguyễn Hữu Thành, Lê Phước Nhật Huy,...
Không quản ngại đường sá xa xôi, từ sáng sớm 25-7, người dân từ khắp nơi đến thủ đô Hà Nội hòa vào dòng người tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ hôm nay 1.7 đến hết ngày 3.7, các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội chính thức tổ chức tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2024 - 2025 theo hình thức trực tuyến.
Một máy bay vận tải C-160 Transall của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp ở Kayseri, miền trung nước này do trục trặc kỹ thuật.
Điểm chuẩn trúng tuyển vào trường ĐH Quy Nhơn hệ chính quy theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dao động từ 15 - 25,75 điểm.