Thằn lằn quỷ gai có thể hút nước từ cát sa mạc

04:30 03/09/2024

Thằn lằn quỷ gai có hàng loạt cơ chế tự vệ chống lại động vật săn mồi, bao gồm phần đầu giả và cách đi giật giật kỳ quặc.

Thằn lằn quỷ gai (Moloch horridus) là động vật bản xứ ở Australia, sống ở vùng đất nhiều bụi rậm và bên trong sa mạc, chủ yếu ăn kiến. Loài thằn lằn nhỏ này dài tới 20 cm và tiến hóa một loạt cơ chế tự vệ ấn tượng, bao gồm phần phụ ở sau cổ đóng vai trò như chiếc đầu giả, theo Live Science.

Khi bị đe dọa, thằn lằn nép chiếc đầu thật vào giữa hai chân trước, để đầu giả lộ ra. Cách tự vệ của chúng không dừng lại ở đó. Cơ thể chúng được bao phủ bởi gai nhọn, lớn cỡ gai hoa hồng, có thể khiến động vật ăn thịt chùn bước nhờ khiến thằn lằn trở nên khó bắt, cắn và nuốt hơn.

Thằn lằn quỷ gai cũng có thể phình to phần ngực để làm bản thân trông to lớn hơn khi đối mặt với mối đe dọa. Khi ở ngoài trời tìm kiếm thức ăn hoặc bạn tình, chúng cũng bước chậm rãi và giật giật, gây bối rối cho động vật ăn thịt. Đó là vì di chuyển chậm và gián đoạn có thể giúp thằn lằn ngăn chặn kích hoạt phản ứng rượt đuổi và tấn công của động vật ăn thịt, điều có thể xảy ra khi chúng phát hiện con mồi chạy nhanh.

Thằn lằn quỷ gai thích nghi cực tốt với môi trường nắng nóng khắc nghiệt. Trong điều kiện cực hạn, chúng vùi mình dưới cát để bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng. Sau đó, chúng sử dụng những rãnh trên da, nằm giữa lớp vảy để hút hơi ẩm từ cát và vận chuyển tới miệng như ống hút.

Chúng cũng có thể thay đổi màu sắc nhằm điều hòa nhiệt độ cơ thể và trao đổi chất. Vào buổi sáng mát mẻ, thằn lằn có màu nâu sẫm và chuyển dần sang màu vàng nhạt hơn khi nhiệt độ tăng cao và chúng hoạt động nhiều hơn. Màu sắc sáng cũng giúp phản chiếu nhiều ánh sáng Mặt Trời, ngăn chúng khỏi bị quá nhiệt. Tuy nhiên, thằn lằn cũng có thể thay đổi màu sắc nhanh chóng nhằm ngụy trang.

Thằn lằn quỷ gai được triển lãm lần đầu tiên ở London bởi nhà tự nhiên học kiêm thương nhân John Gould vào năm 1840. Nhưng tên khoa học của nó được đặt bởi nhà động vật học John Gray năm 1841. Trên thực tế, thằn lằn quỷ gai khá vô hại. Chúng có thể tiêu thụ hàng nghìn côn trùng một ngày, sử dụng chiếc lưỡi dính và hàm răng cứng chắc để bắt kiến.

An Khang (Theo Live Science)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
4 người Việt vào bảng xếp hạng 'ngôi sao mới nổi xuất sắc' 2024

4 người Việt vào bảng xếp hạng 'ngôi sao mới nổi xuất sắc' 2024

07:00 17/08/2024

TS Trần Nguyễn Hải, TS Thái Hoàng Chiến, TS Hoàng Nhật Đức, TS Phùng Văn Phúc được Research.com gắn huy hiệu 'Best Rising Star' 2024.

Wuling Bingo bị xé nát sau tai nạn, dân mạng kinh ngạc cả tài xế và pin đều an toàn

Wuling Bingo bị xé nát sau tai nạn, dân mạng kinh ngạc cả tài xế và pin đều an toàn

11:00 17/08/2024

Một video gây sốt trên mạng xã hội ghi lại cảnh chiếc xe điện Wuling Bingo gặp tai nạn nghiêm trọng trên đường cao tốc, trong khi người lái xe vẫn an toàn.

Hàn Quốc muốn thoát Nga trong lĩnh vực vũ trụ

Hàn Quốc muốn thoát Nga trong lĩnh vực vũ trụ

20:30 21/02/2023

Với tham vọng tự chủ việc phóng vệ tinh, Hàn Quốc đang nỗ lực tự phát triển một chương trình tên lửa nội địa trong bối cảnh mối quan hệ đối tác với Nga đang gặp nhiều căng thẳng.

Vật thể ngoài Trái Đất 12.800 năm trước đã thay đổi loài người

Vật thể ngoài Trái Đất 12.800 năm trước đã thay đổi loài người

09:50 10/10/2023

12.800 năm trước, một kẻ tấn công ngoài Trái Đất đã gây ra vụ nổ khủng khiếp phá hủy ngôi làng cổ Abu Hureyra ở Syria, một sự kiện đã tạo nên bước ngoặt cực lớn trong lịch sử nhân loại.

Xác ướp tê giác 32.400 năm còn nguyên da lông

Xác ướp tê giác 32.400 năm còn nguyên da lông

13:10 24/09/2024

Xác ướp tê giác lông xoăn được bảo quản hàng chục nghìn năm trong lớp đất đóng băng cung cấp nhiều hiểu biết quý giá về loài vật đã tuyệt chủng.

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

07:30 31/08/2024

Phần Lan sẽ sớm trở thành nước đầu tiên trên thế giới tìm cách chôn chất thải hạt nhân trong nấm mồ sâu dưới lòng đất, nơi có thể lưu trữ nó trong 100.000 năm tới.

Cơ sở chất thải hạt nhân độc hại nhất ở Mỹ

Cơ sở chất thải hạt nhân độc hại nhất ở Mỹ

03:45 15/11/2024

Cơ sở Hanford vẫn là gánh nặng môi trường và nỗi ám ảnh với người dân địa phương hàng thập kỷ sau khi ngừng sản xuất plutonium.

Truyền thông Indonesia: VinFast định hình tương lai giao thông trong khu vực

Truyền thông Indonesia: VinFast định hình tương lai giao thông trong khu vực

18:00 17/02/2024

'Động thái này nêu bật cam kết của VinFast trong việc đóng góp vào thị trường xe điện đầy tiềm năng của Indonesia, và thúc đẩy mối quan hệ đối tác vì một tương lai giao thông bền vững trong khu vực', tạp chí DapurPacu của Indonesia nhận định. Còn tờ Tribun Otomotif của nước này cho rằng cam kết của VinFast đã được thể hiện rõ nét ở lần đầu tiên ra mắt các mẫu xe điện tay lái nghịch đến thị trường quốc tế. Trong khuôn khổ IIMS 2024, hãng ô tô...

Thái giám ngoại quốc đầu tiên khiến cả một triều đại Trung Hoa lụi tàn

Thái giám ngoại quốc đầu tiên khiến cả một triều đại Trung Hoa lụi tàn

05:30 27/03/2023

Phác Bất Hoa là người Cao Ly (Triều Tiên ngày nay), sinh vào thời vua Nguyên Văn Tông (1304-1332). 7 tuổi, Phác Bất Hoa tịnh thân, vào cung làm nô tài chuyên lo quét dọn, trà nước. Kỳ Lạc, tiểu cung nữ đồng hương với Phất Bác Hoa, trở thành bạn thân ông ta. Thời gian trôi qua, Kỳ Lạc lớn lên trở thành thiếu nữ xinh đẹp diễm lệ. Thỏa Hoan Thiệp Mộc Nhĩ, con trai vua Nguyên Văn Tông, một lần chơi đùa trong cung nhìn thấy Kỳ Lạc bèn đưa nàng về...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới