Với tham vọng tự chủ việc phóng vệ tinh, Hàn Quốc đang nỗ lực tự phát triển một chương trình tên lửa nội địa trong bối cảnh mối quan hệ đối tác với Nga đang gặp nhiều căng thẳng.
Tháng 1-2023, Hàn Quốc ngừng hợp tác với Nga trong việc phóng vệ tinh lên không gian, thay vào đó bắt tay với đối tác châu Âu.
Theo báo SCMP, Hàn Quốc từ trước đến nay dựa vào Nga để phóng các tàu thăm dò lên quỹ đạo và động thái ngừng hợp tác này là hệ quả từ việc Nga đang phải chịu nhiều biện pháp trừng phạt do chiến sự Nga - Ukraine.
“Kế hoạch cùng với Nga phóng một vệ tinh đa chức năng đã hoàn toàn thất bại”, Thứ trưởng Bộ khoa học Hàn Quốc, ông Oh Tae Seog nói trong một lần phỏng vấn.
“Không chỉ từ góc độ phát triển công nghiệp vũ trụ mà còn cả ở góc độ an ninh quốc gia, việc có thể tự phóng vệ tinh lên vũ trụ khi cần là rất quan trọng”, ông Oh nói thêm.
Theo thông tin từ văn phòng của nghị viên Quốc hội Park Wan Joo, Hàn Quốc đã trả 22 triệu USD cho Nga trong kế hoạch có tổng trị giá hơn 45,6 triệu USD khi hủy bỏ thỏa thuận.
Nga và Mỹ đã đưa vệ tinh vào quỹ đạo hơn nửa thế kỷ trước, Trung Quốc và Nhật Bản cũng có nhiều kinh nghiệm hơn và đặc biệt là Triều Tiên đã có thể phóng tên lửa vào vũ trụ xa hơn so với lần phóng thành công tên lửa đầu tiên của Hàn Quốc.
Tháng 6-2022, Hàn Quốc phóng thành công tên lửa tự phát triển đầu tiên, đưa một vệ tinh thử nghiệm vào quỹ đạo. Nước này vẫn đang tiếp tục phát triển tên lửa thế hệ tiếp theo với khả năng mang vệ tinh nặng hơn, phức tạp hơn mà không cần sự trợ giúp của nước ngoài.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol mới đây đã công bố về sứ mệnh đưa tàu vũ trụ lên mặt trăng của nước này vào năm 2032 và sao Hỏa vào năm 2045. Seoul cũng nỗ lực để phát triển công nghiệp vũ trụ như là một ngành kinh tế với mục tiêu chiếm 10% thị phần của ngành kinh tế không gian toàn cầu trong năm 2045, so với 1% ở thời điểm hiện tại.
Số lượng việc làm trong ngành công nghiệp vũ trụ tại Hàn Quốc tăng đều đặn từ 6.708 nhân sự vào năm 2017 lên 7.317 nhân sự vào năm 2021. Chính phủ cũng có kế hoạch tăng gấp đôi khoản đầu tư hàng năm cho việc nghiên cứu và phát triển lên 1,16 tỉ USD vào năm 2027 để thúc đẩy hơn nữa lĩnh vực ước tính trị giá khoảng 2,3 tỉ USD này.
“Con đường dành cho các doanh nghiệp của chúng ta sẽ khác con đường của các công ty đa quốc gia như SpaceX”, Thứ trưởng Bộ khoa học Hàn Quốc nói, khẳng định Hàn Quốc sẽ tự tạo sự khác biệt bằng cách cung cấp các giải pháp tốn ít chi phí hơn để đưa các vệ tinh có hiệu suất cao vào tầm quỹ đạo thấp.
Cuộc đua vào không gian của các quốc gia sôi động trở lại khi Mỹ tiến hành chương trình Artemis đưa phi hành gia lên mặt trăng và hiện đang đến được sao Hỏa vào năm 2017.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực đưa người lên mặt trăng và thực hiện các chương trình nhằm đảm bảo quyền tiếp cận các tài nguyên không gian.
Cả 2 siêu cường đều đang chi hàng tỉ USD cho cuộc đua chinh phục không gian. Và đối với Hàn Quốc, Mỹ là đồng minh quan trọng, cũng là đối tác không gian hàng đầu.
Công trình chụp ảnh chim thiên đường của nhiếp ảnh gia Tim Laman đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu và bảo tồn loài chim này.
Loài cá này bị mù và mắt của chúng đã thoái hóa thành các đốm đen mà không có cấu trúc mắt hoàn chỉnh.
Trong khi tuyến cáp quang APG gặp sự cố đến nay vẫn chưa khắc phục xong, một tuyến cáp quang biển khác nối Việt Nam đi quốc tế là AAE-1 tiếp tục gặp sự cố.
Techfest Quảng Nam 2024 thu hút gần 400 gian trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, OCOP tiêu biểu các tỉnh thành.
Trung Quốc phóng tàu Thần Châu 19, đưa thế hệ nhà du hành thứ 3 lên không gian. Trung Quốc hôm 30/10 phóng tàu vũ trụ Thần Châu 19 để đưa ba phi hành gia vào quỹ đạo Trái Đất thấp. Đây là dự án bay có người lái thứ 14 của đất nước này vào không gian, nơi hàng chục thí nghiệm khoa học dự kiến sẽ được thực hiện. Theo Reuters, nhiệm vụ Thần Châu 19 mới nhất sẽ do Thái Húc Triết, người từng tham gia Thần Châu-14 vào tháng 6/2022, chỉ huy. Hai thành...
Việc thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo Pralay là bước quan trọng trong quá trình nâng cao khả năng phòng thủ chiến lược của Ấn Độ.
Các chuyên gia phát hiện tàn tích thành phố có thể từng là trung tâm văn hóa chính trị ở Trung Quốc với những hố chôn lượng lớn xương ngựa.
Nhà chức trách Los Angeles đang dùng muỗi đực chiếu bức xạ triệt sản để diệt quần thể muỗi vằn gieo rắc bệnh truyền nhiễm.
Sau khi hoạt động trong một thập kỷ, B-36 'Peacemaker' là một trong những máy bay phi thường nhất từng cất cánh.