Tàu vũ trụ Soyuz MS-24 chở phi hành gia người Nga Oleg Novitsky, phi hành gia NASA Loral O'Hara và nữ phi hành gia người Belarus Marina Vasilevskaya.
Ngày 6-4, tàu vũ trụ Soyuz MS-24 của Nga từ Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã trở về Trái đất, hạ cánh an toàn xuống Kazakhstan với các phi hành gia Nga Oleg Novitsky, Mỹ Loral O'Hara và Belarus Marina Vasilevskaya.
Theo Đài RT, tàu vũ trụ Soyuz MS-24 rời khỏi trạm ISS lúc 6h54 sáng 6-4 (theo giờ Matxcơva). Trong quá trình hạ cánh, các khoang của Soyuz MS-24 được thiết kế tách ra, trong đó một khoang chở phi hành đoàn.
Lực lượng cứu hộ đã đến giúp các phi hành gia thoát ra ngoài.
Cô Marina Vasilevskaya đã làm nên lịch sử khi trở thành phi hành gia đầu tiên của Belarus bay vào vũ trụ kể từ sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Trên Hãng tin BelTA, Marina Vasilevskaya (33 tuổi) được mô tả là một phi hành gia xinh đẹp. Cô từng chia sẻ "cảm thấy tự hào khi có cơ hội trở thành người phụ nữ Belarus đầu tiên làm việc ngoài vũ trụ".
Cô Vasilevskaya - trước đây làm tiếp viên hàng không cho hãng bay Belavia của Belarus - đã dành 12 ngày trên ISS. Trong thời gian đó, cô thực hiện nhiều thí nghiệm khoa học.
Vasilevskaya đã được chọn trong số hơn 3.000 ứng viên sau nhiều bài kiểm tra khắt khe. Cô đã trải qua khóa đào tạo tại một trung tâm đặc biệt ở Zvyozdny Gorodok (Thành phố ngôi sao) của Nga, bắt đầu từ mùa hè năm ngoái.
"Tôi tràn ngập cảm xúc. Thật là điều không thể tin được. Tôi chúc tất cả mọi người trên Trái đất hãy trân trọng những gì họ có vì chúng quý giá. Tôi cảm ơn tất cả người dân Belarus. Chúng tôi muốn ở lại lâu hơn trên ISS, nhưng cũng thật tuyệt khi được trở lại" - cô Vasilevskaya chia sẻ ngay sau khi được đưa ra khỏi tàu Soyuz.
Theo Hãng tin Tass, phi hành gia NASA Loral O'Hara đến ISS vào tháng 9-2023 trên tàu vũ trụ Soyuz MS-24, còn phi hành gia Novitsky và Vasilevskaya đến ISS vào ngày 25-3 năm nay trên tàu vũ trụ Soyuz MS-25.
Giải pháp do Viettel nghiên cứu, sản xuất được chứng nhận hợp quy, đáp ứng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Thiết bị trạm gốc thông tin di động 5G.
Vật liệu không có phóng xạ được đưa đến Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ, sau đó sẽ tách chiết để lấy hạt nhân phóng xạ cần cho chẩn đoán và điều trị ung thư.
Nhiều ôtô có hành vi che biển số để tránh phạt nguội, hành vi này còn tiềm ẩn nguy cơ bị phạt cao hơn.
Quân đội Nga được cho đang tuyển thêm cá heo mũi chai để bảo vệ căn cứ hải quân Sevastopol ở Biển Đen.
Trong nửa thế kỷ qua, thế giới đang chứng kiến tốc độ suy thoái đa dạng sinh học và hệ sinh thái chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Hội trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland (VIS) góp phần thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới, thu hút các dự án tài trợ của Chính phủ Anh trong lĩnh vực nghiên cứu, khoa học-công nghệ.
TP - Sau loạt phóng sự “Miền Tây quay quắt giữa hạn mặn” phản ánh những khó khăn mà người dân đang đối mặt trong mùa hạn, mặn khốc liệt, báo Tiền Phong tổ chức hội thảo: “Sống chung” với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào sáng 27/3 tại TP Cần Thơ, nhằm chia sẻ các giải pháp thích ứng với hạn, mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Cách đây gần 200 năm, hai anh em Blanc đã tìm cách lợi dụng mạng lưới điện báo của chính phủ Pháp để thu lợi dựa vào thông tin giao dịch chứng khoán.
Sự việc xảy ra vào mùa hè năm 1974. Vì sửa nhà nên Tôn Bổn Lợi, ở huyện Phù Câu, thuộc thị Chu Khẩu, Hà Nam, Trung Quốc quyết định đào một hố vôi trong trang trại nhà mình. Công việc đang diễn ra thuận lợi thì bất ngờ anh và người hàng xóm là Triệu Căn Vượng nghe tiếng động lớn. Hóa ra cái xẻng đã va vào vật gì đó cứng bên dưới lòng đất. Triệu Căn Vượng nhìn thấy 'miệng hố” nhỏ bên dưới. Đào lên, họ phát hiện đó là cái nồi bằng đồng. Dừng công...