‘Sống chung’ với hạn, mặn vùng ĐBSCL

16:00 26/03/2024

TP - Sau loạt phóng sự “Miền Tây quay quắt giữa hạn mặn” phản ánh những khó khăn mà người dân đang đối mặt trong mùa hạn, mặn khốc liệt, báo Tiền Phong tổ chức hội thảo: “Sống chung” với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào sáng 27/3 tại TP Cần Thơ, nhằm chia sẻ các giải pháp thích ứng với hạn, mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Xâm nhập mặn chạm ngưỡng năm 2016

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia chia sẻ, từ nửa cuối tháng 12 tới nay, trên toàn bộ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gần như không mưa. Tổng lượng mưa thời gian này thấp hơn trung bình nhiều năm từ 62-94%. Trong điều kiện mưa gần như không có, trời nắng kéo dài, tổng lượng dòng chảy từ sông Mê Kông về bị thiếu hụt khiến ĐBSCL trải qua mùa hạn, mặn khốc liệt.

Theo số liệu của Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Từ nửa cuối tháng 11/2023, mặn đã bắt đầu xâm nhập vào các sông theo đỉnh triều trong ngày. Từ tháng 12 đến nay, nhiều đợt xâm nhập mặn tiếp tục xảy ra, trong đó đỉnh điểm là tháng 3. Đợt xâm nhập mặn xuất hiện từ ngày 8-13/3 với ranh mặn 4%o vào sâu 40-66 km, có nơi sâu hơn. Từ ngày 24/3, ĐBSCL cũng bước vào một đợt xâm nhập mặn mới, dự kiến đỉnh điểm kéo dài đến ngày 28/3. Thời gian này, phạm vi xâm nhập mặn tại cửa sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có thể lên tới 70-90km, sông Cửa Tiểu, Cửa Đại khoảng 50-57km, sông Hàm Luông khoảng 50-60km, sông Cổ Chiên khoảng 40-50km, sông Hậu 40-47km, sông Cái Lớn 40-45km.

Người dân Đồng bằng sông Cửu Long quay quắt giữa hạn, mặn Ảnh: TL-NH

Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ cho biết, tính đến hiện nay, mức độ xâm nhập mặn ở Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ so với năm 2016, cũng là một năm chịu tác động của El Nino khiến xâm nhập mặn kỷ lục xuất hiện. Riêng tại tỉnh Bến Tre, xâm nhập mặn ở mức xấp xỉ ranh mặn sâu nhất năm 2016, xâm nhập mặn trên sông Cổ Chiên đã sâu hơn ranh mặn sâu nhất năm 2016.

Mùa mưa đến muộn, xâm nhập mặn còn tiếp tục

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định, mùa mưa năm nay ở Nam bộ có thể đến muộn, những trận mưa đầu tiên có thể xuất khoảng giữa tháng 5. Trong bối cảnh mưa ít, nắng nóng có thể kéo dài trên diện rộng, nền nhiệt cao, bốc hơi mạnh, thời điểm cuối tháng 3 đến tháng 4, xâm nhập mặn tiếp tục xảy ra tại ĐBSCL nhưng giảm dần về mức độ. Riêng sông Vàm Cỏ, Cái Lớn tháng 4 có thể chịu hai đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng từ ngày 8-12/4 và ngày 25-29/4.

Hội thảo “Sống chung” với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra trực tiếp vào lúc 8h30 ngày 27/3/2024 tại Trường Đại học Cần Thơ - Đường 3 tháng 2, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ, được tường thuật trực tuyến trên báo điện tử Tiền Phong (tienphong.vn) và trên Fanpage báo Tiền Phong.

Tuy nhiên, Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cũng lưu ý, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Cửu Long, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương trong vùng cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Trong bối cảnh hạn, mặn diễn ra khốc liệt ở ĐBSCL những tháng qua và dự báo còn tiếp tục, báo Tiền Phong đã triển khai phóng sự dài kỳ “Miền Tây quay quắt giữa hạn, mặn”, phản ánh những khó khăn, thiệt hại do hạn, mặn gây ra đối với đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng ảnh hưởng. Với mong muốn tạo nên diễn đàn chia sẻ các giải pháp, kinh nghiệm thích ứng với hạn, mặn trong bối cảnh thiên tai ngày càng dị thường, sáng 27/3, báo Tiền Phong tổ chức hội thảo: “Sống chung” với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo và chuyên gia Trường Đại học Cần Thơ; các chuyên gia độc lập về môi trường, biến đổi khí hậu, trồng trọt, nước sạch; đại diện sở ngành các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang. Ngoài ra, có sự tham dự của đại diện lãnh đạo chủ đầu tư, doanh nghiệp trong lĩnh vực thuỷ lợi, nước sạch.

Có thể bạn quan tâm
Dubai sắp xây trang trại thẳng đứng lớn nhất thế giới

Dubai sắp xây trang trại thẳng đứng lớn nhất thế giới

06:10 15/03/2024

Trang trại thẳng đứng GigaFarm rộng 83.612 m2, dự kiến trồng 3 triệu kg rau mỗi năm và sử dụng các phương pháp sản xuất 'xanh'.

Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM thôi việc

Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM thôi việc

19:20 31/01/2024

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM có quyết định chấp thuận cho bà Chu Vân Hải, công chức của sở, thôi việc từ ngày 5-1-2024.

Tại sao các nhà nghiên cứu lại phóng tế bào ung thư vú vào không gian?

Tại sao các nhà nghiên cứu lại phóng tế bào ung thư vú vào không gian?

09:40 25/01/2024

Tàu vũ trụ Axiom Mission 3 chở các phi hành gia châu Âu lên Trạm vũ trụ quốc tế cùng các mẫu khối u ung thư vú, để làm gì?

Trung Quốc tặng Nga 1,5 gram mẫu đất Mặt trăng trong chuyến thăm của Tổng thống Putin

Trung Quốc tặng Nga 1,5 gram mẫu đất Mặt trăng trong chuyến thăm của Tổng thống Putin

20:30 24/04/2023

Trung Quốc đã tặng 1,5 gram đất Mặt trăng cho Nga trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh vào tháng 2/2022, Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) tiết lộ hôm thứ Hai.

Nguy cơ cháy rừng lan rộng, Úc giục 30.000 người sơ tán ngày 28-2

Nguy cơ cháy rừng lan rộng, Úc giục 30.000 người sơ tán ngày 28-2

09:40 28/02/2024

Úc đang phải đối mặt với một trong những mùa cháy rừng nghiêm trọng nhất kể từ thảm họa 'Mùa Hè đen' năm 2019-2020.

Bất ngờ nấm mọc trên lưng ếch sống

Bất ngờ nấm mọc trên lưng ếch sống

07:50 16/02/2024

Lohit YT, một chuyên gia về Sông và Đất ngập nước tại Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF), đang đi leo núi cùng bạn bè ở vùng Western Ghats của Mala, ở Karnataka, Ấn Độ thì bắt gặp loài ếch lưng vàng. Loài này có tên khoa học đầy đủ là Rao's Intermediate Golden. Rao's Intermediate Golden được đặt theo tên của người phát hiện ra nó, CR Narayan Rao, nhà bò sát học người Ấn Độ đã mô tả loài này vào năm 1937. Vào khoảng giờ ăn trưa, Lohit và những người...

TP HCM khuyến khích hình thành trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc tế

TP HCM khuyến khích hình thành trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc tế

16:20 11/01/2024

TP HCM đang triển khai cơ chế hình thành các trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc tế theo Đề án được UBND TP phê duyệt một tháng trước, trong đó khuyến khích hợp tác với các tổ chức nghiên cứu mạnh.

47 công trình thắng giải Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2023

47 công trình thắng giải Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2023

07:10 31/05/2024

47 công trình khoa học tiêu biểu đang áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ đời sống, được chọn trao Giải Vifotec 2023.

Lắp camera AI để phát hiện, cảnh báo học sinh bị bỏ quên

Lắp camera AI để phát hiện, cảnh báo học sinh bị bỏ quên

08:20 07/06/2024

Để khắc phục tình trạng trẻ bị bỏ quên trên xe, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Tại Việt Nam, xe khách, trong đó có xe chở học sinh đã bắt buộc lắp camera. Nếu camera này tích hợp được AI, việc phát hiện trẻ bị bỏ quên rồi phát ra các cảnh báo qua còi xe, điện thoại… sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới