Trên thực tế, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về chế tài xử phạt đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Theo đó, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ là trái quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5, Điều 6, Điều 7, và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đây cũng là khung hình phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.
Cụ thể, việc từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn của tài xế sử dụng các phương tiện đi lại hoặc làm việc sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo loại phương tiện sử dụng.
Cụ thể, tại khoản 10, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người điều khiển phương tiện là xe ôtô và các loại xe tương tự nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì mức phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Đồng thời có thể bị tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 22-24 tháng và bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày.
Đồng thời, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định rõ, người điều khiển phương tiện là xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng. Bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng và bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày.
Người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng sẽ bị phạt từ 16-18 triệu đồng, theo điểm b, khoản 9, Điều 7. Đồng thời cũng bị tước quyền sử dụng GPLX; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22-24 tháng.
Ngoài ra, đối với người đi xe đạp, xe đạp điện nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT cũng bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng, theo điểm d, khoản 4, Điều 8 trong Nghị định.
Theo đó, người tham gia giao thông nên chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng bởi việc từ chối kiểm tra nồng độ cồn sẽ khiến người điều khiển xe sẽ bị xử phạt theo mức cao nhất đối với vi phạm nồng độ cồn theo khung hình phạt hiện hành.
Nhiều người băn khoăn họ đang đi xe không chính chủ. Nay họ muốn dùng phương tiện này làm xe ôm công nghệ có được không?
Một thành phố La Mã bị san phẳng hơn 2.000 năm trước sau cuộc nổi loạn đã bị phá hủy nặng nề đến mức 'không có người ở trong hơn 170 năm', cho đến khi nó được chuyển đổi thành bãi rác cổ đại, theo các nhà khảo cổ đã khai quật địa điểm cổ đại này ở Ý.
Trận động đất cướp đi mạng sống của hơn 2.400 người năm 1999 đã thôi thúc Đài Loan thay đổi quy định xây dựng và chú trọng gia cố chống rung chấn.
19h34 ngày 23/8 (giờ Hà Nội), tàu vũ trụ không người lái Chandrayaan-3 của Ấn Độ hạ cánh thành công xuống cực nam của Mặt Trăng sau hành trình bay kéo dài 41 ngày. Sứ mệnh này giúp Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện hạ cánh tàu vũ trụ xuống cực nam Mặt Trăng, nơi con người chưa từng đặt chân tới. Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra, là tại sao tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất tới 41 ngày mới có thể hạ cánh xuống Mặt...
PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó Viện trưởng viện vật lý địa cầu cho biết, động đất kích thích ở Kon Tum kéo dài hơn, tần suất mạnh hơn các khu vực khác như Tây Bắc, do liên quan chặt chẽ đến môi trường địa chất trong khu vực.
Các nhà khảo cổ phát hiện một nghĩa trang quy mô lớn chứa 174 ngôi mộ từ thời Chiến quốc cùng nhiều đồ mai táng bằng gốm sứ và đồng tại tỉnh Hồ Bắc.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-24 chở phi hành gia người Nga Oleg Novitsky, phi hành gia NASA Loral O'Hara và nữ phi hành gia người Belarus Marina Vasilevskaya.
Tàn tích của một lâu đài được xây dựng vào đầu thời Trung Cổ, sau đó mất tích hàng thế kỷ, đã được tìm thấy ở TP Gloucester - Anh.
Theo quy định, bãi chứa xe vi phạm giao thông, trong đó có vi phạm nồng độ cồn có thể được chi tiền mở rộng nếu bị quá tải.