Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM chia sẻ số trung tâm đột quỵ hiện nay tại nước ta đã tăng, nhưng vẫn không đủ để bao phủ số bệnh nhân quá lớn.
Chia sẻ bên lề Hội nghị Đột quỵ TP.HCM năm 2023, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội - cho biết việc điều trị đột quỵ tại nước ta đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đủ bao phủ lượng bệnh nhân ngày một tăng.
Theo ông, Việt Nam có trên 100 trung tâm đột quỵ. Tuy nhiên, do chưa làm tốt cấp cứu trước viện nên người dân chưa nhận biết được triệu chứng đột quỵ, còn tin vào các phương pháp điều trị dân gian, làm trì hoãn thời gian vàng điều trị.
Một thử thách lớn nữa là xe cấp cứu hiện nay rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng tại Trung tâm cấp cứu 115, số lượng xe cấp cứu hiện nay đã tốt hơn so với trước đây, nhưng hầu như không đủ đáp ứng cho tất cả các bệnh viện.
PGS Huy Thắng cho biết số trung tâm đột quỵ hiện nay có tăng nhưng vẫn không đủ bao phủ số bệnh nhân quá lớn tại Việt Nam. Mỗi năm nước ta có trên 200.000 bệnh nhân mắc bệnh này, trong khi đó chỉ có 100 trung tâm đột quỵ.
"Như vậy mỗi đơn vị phải điều trị ít nhất 2.000 bệnh nhân mỗi năm. Điều này đã quá tải vì theo chuẩn mực thế giới, khi một trung tâm đột quỵ chỉ nên điều trị khoảng 500 ca/năm", ông kết luận.
Cũng theo PGS Huy Thắng, số lượng bệnh nhân được tiếp nhận cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM không đồng đều. Bên cạnh đó, số bệnh viện có tiếp nhận cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ tất cả các ngày, giờ trong tuần (24/7) rất ít và còn nhiều khó khăn.
Ví dụ TP.HCM có khoảng hơn 20 bệnh viện điều trị đột quỵ, nhưng số lượt bệnh nhân ở các bệnh viện tối đa 1.000 - 2.000 ca/năm, trong khi tại Bệnh viện Nhân dân 115 là gần 20.000/năm.
"Đây là con số quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và là gánh nặng đối với bệnh viện tiếp nhận rất đông bệnh nhân đột quỵ", PGS Huy Thắng chia sẻ.
PGS Huy Thắng khuyến cáo bệnh nhân từ trên 60 tuổi nên làm xét nghiệm thường quy, ít nhất mỗi năm/lần nhằm phát hiện sớm để đưa ra phương án phòng tránh, điều trị tốt bệnh đột quỵ.
Lưu ý, người dân không được nhầm lẫn giữa điều trị phòng ngừa với các chiến dịch tầm soát được quảng cáo rầm rộ với chi phí đắt đỏ, gây tốn kém mà không cần thiết.
Nhiều người lầm tưởng tầm soát đột quỵ là phải chụp MRI, CT-Scan, làm các xét nghiệm với chi phí cao, nhưng hiệu quả vẫn là dấu chấm hỏi.
"Không ai đi chụp MRI, CT-Scan cho tất cả những người bình thường để tầm soát. Đôi khi vô tình phát hiện trong đầu có một túi phình nhỏ, can thiệp quá mức đôi khi trở nên đột quỵ do lo sợ quá mức.
Người bệnh chỉ cần gặp bác sĩ chuyên khoa để đánh giá yếu tố nguy cơ cơ bản, đơn giản, không tốn kém nhiều mà mang lại hiệu quả", PGS Thắng nhấn mạnh.
Ca sĩ Quế Vân tổ chức tiệc mừng sinh nhật con trai út tròn ba tuổi tại nhà phố trị giá hơn 11 tỷ đồng tại thành phố Bắc Giang.
Ca sĩ Thu Minh diện bodysuit khoe đường cong khi biểu diễn tại bán kết 'Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024'.
Giai điệu bắt tai, vũ đạo múa chén cuốn hút, cùng những hình ảnh ẩn dụ trong thơ Hồ Xuân Hương kết hợp các yếu tố đương đại, khẳng định sự bứt phá của Phương Mỹ Chi trong MV mới 'Gối gấm'.
Tối 3/7, Châu Bùi gây chú ý khi xuất hiện bên fashionisto Dương Minh Đăng tại sự kiện ở Singapore, sau vài ngày công khai sự cố bị quay lén ở phòng thay đồ.
Phạm Tuấn Ngọc, 25 tuổi, quê Hải Phòng, vượt 28 thí sinh chiến thắng Mr World Vietnam 2024 trong chung kết tối 13/7.
Nghệ sĩ Bùi Phương Nga, công tác tại đoàn Kịch đương đại của Nhà hát Kịch Việt Nam, mất vì ung thư, hưởng dương 47 tuổi, hôm 14/7.
Diva Mỹ Linh tiết lộ thường xuyên bay hai chiều Hà Nội - TP HCM chỉ trong một ngày để kịp về ăn cơm tối hoặc 'ôm nhau xem phim' cùng ông xã, nhạc sĩ Anh Quân.
Nhà sản xuất phim Phước Sang trông tươi tỉnh, tinh thần lạc quan sau gần hai tuần nhập viện cấp cứu vì đột quỵ.
Nghệ sĩ Trọng Hiếu bị hai kẻ lạ mặt cướp túi xách, hai điện thoại tại khu vực đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, tối 5/7.