Liên quan vụ một dự án khoa học cấp bộ có nhiều nội dung giống 100% nghiên cứu đã công bố, Cục Thủy sản yêu cầu xác minh.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Võ Văn Nha cho biết viện đã báo cáo Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vụ việc trên.
Theo Cục Thủy sản, vào tháng 12-2023, Cục Thủy sản đã có văn bản đề nghị Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III giao nộp hồ sơ và sản phẩm mà bộ đã giao "Đánh giá sức tải môi trường vùng nuôi tôm hùm tập trung và đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường" trước ngày 30-1-2024, để cục tổ chức thẩm định nghiệm thu kết quả dự án theo đúng quy định pháp luật.
Dự án trên do PGS.TS Võ Văn Nha (khi ấy là phó viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) đề xuất và đã được giao làm chủ nhiệm đề tài, chủ trì nghiên cứu tại các vịnh Xuân Đài (Phú Yên), Vân Phong và vực nước Cam Ranh - Thủy Triều (Khánh Hòa).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định phê duyệt (tháng 2-2022), đầu tư 3,9 tỉ đồng ngân sách nhà nước cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thực hiện trong năm 2022-2023.
Đến ngày 1-2-2024, Cục Thủy sản lại có công văn, do Cục trưởng Trần Đình Luân ký, tiếp tục yêu cầu Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III "giao nộp hồ sơ và sản phẩm" nghiên cứu đã nêu. Vì "đến nay đã quá thời hạn nêu trên nhưng Cục Thủy sản vẫn chưa nhận được hồ sơ của quý viện".
Cục cũng yêu cầu Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III xác minh các thông tin và "nhiều vấn đề thiếu minh bạch" mà Tuổi Trẻ Online đã phản ánh từ ngày 31-1-2024 về dự án nghiên cứu đã nêu, báo cáo kết quả về cục để báo cáo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về kết quả nghiên cứu, sau khi đã quá thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu mà bộ đã giao, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, vào ngày 25-1-2024 Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở của viện đã họp xem xét kết quả dự án mà PGS.TS Võ Văn Nha chủ trì nghiên cứu, báo cáo. Hội đồng nghiệm thu đã "thống nhất chưa thể bỏ phiếu đánh giá".
Vì theo báo cáo phản biện của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở là "nguồn dữ liệu khảo sát, đo đạc… không đủ độ tin cậy".
Còn "riêng phần sức tải môi trường có rất nhiều vấn đề về học thuật lẫn tính toán. Đặc biệt, tác giả sao chép gần như nguyên văn cả nhiều đoạn và hình ảnh trong tổng quan đề tài kết quả nghiên cứu" của Viện Hải dương học đã thực hiện, báo cáo cách đây 13 năm.
Vì vậy báo cáo phản biện đã đánh giá kết quả nghiên cứu trên "không đạt" và "nhiệm vụ nghiên cứu không hoàn thành".
Cụ thể là "thiếu sản phẩm quan trọng nhất là cơ sở dữ liệu; dữ liệu sử dụng không minh bạch, thiếu độ tin cậy; vi phạm nghiêm trọng về liêm chính vì đã "đạo văn"; bộ bản đồ không đúng theo quy định và đề cương. Kết quả tính toán sai khác quá lớn, không đảm bảo cơ sở khoa học".
Chiều 6-3, ông Nha cho biết dự án nghiên cứu quá hạn trên đã được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận cho gia hạn nghiên cứu thêm 9 tháng nữa (đến hết tháng 9-2024).
Ngày 4-6-2024, tàu Hằng Nga 6 của Trung Quốc đã rời bề mặt Mặt trăng, mang theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối của hành tinh này.
Ở Bắc Kinh, Trung Quốc tại góc đông bắc của ngã tư Bắc Tân Kiểu có giếng cổ kỳ lạ, tên giếng Tỏa Long. Thành giếng buộc một sợi xích sắt lớn. Có người nói giếng này thường xuyên phát ra tiếng gầm rú đáng sợ. Nếu ai đó kéo dây xích lên thì sẽ có một dòng nước đen sì phun ra từ giếng. Người dân ở đây đồn đại rằng, giếng Tỏa Long nhốt một con rồng già. Chiếc dây xích dài chính là vật khóa nó lại dưới giếng. Trong thời kỳ Nhật xâm lược Trung Quốc,...
Tại Na Uy, cần phải học 17 giờ lý thuyết và trung bình 40 giờ thực hành để có giấy phép lái xe hạng B.
Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Dự thảo chính sách miễn, giảm giá vé đi metro, xe buýt sẽ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử thành phố để các đơn vị tham gia ý kiến.
Thị Nại là đầm nước mặn lớn của tỉnh Bình Định, có diện tích hơn 5.000 hecta nằm trên địa phận các huyện Phù Tuy Phước và TP. Quy Nhơn. Từ lâu, những cánh rừng ngập mặn nơi đây được ví như là “lá phổi xanh” với hệ sinh thái đa dạng độc đáo. Đầm cũng là nơi mưu sinh cho hàng nghìn hộ dân sống ven khu vực này. Nhận thấy lợi ích từ việc phục hồi rừng ngập mặn, người dân đã cùng chung tay bảo vệ những cánh rừng.
Theo nhiều ghi chép, ngày 23/1/1556 ghi nhận nhiều người thiệt mạng nhất trong lịch sử với đại đa số ca tử vong xảy ra ở tỉnh Thiểm Tây phía tây bắc Trung Quốc.
Giới chuyên gia cảnh báo các bãi đỗ xe cao tầng lâu năm có nguy cơ sụp đổ vì sức nặng của trọng tải xe .
Theo đề án chính thức được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt, trong vòng 10 năm (2022 - 2032), nuôi thả 100 con sếu, tối thiểu 50 con sống sót.