Tại sao các nhà nghiên cứu lại phóng tế bào ung thư vú vào không gian?

09:40 25/01/2024

Tàu vũ trụ Axiom Mission 3 chở các phi hành gia châu Âu lên Trạm vũ trụ quốc tế cùng các mẫu khối u ung thư vú, để làm gì?

Sứ mệnh Axiom Mission 3 phóng lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS - Ảnh: NASA

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California San Diego (UC San Diego, Mỹ) sử dụng tế bào của bệnh nhân ung thư vú để đưa lên môi trường vi trọng lực của không gian, nhằm khám phá tính hiệu quả của một số phương pháp điều trị ung thư, theo trang tin The Messenger.

Mặc dù việc sử dụng hoạt động du hành vũ trụ để nghiên cứu thuốc trị ung thư có vẻ là một sự bất tiện lớn, nhưng đây thực sự là một phương pháp sáng tạo để tăng tốc quá trình nghiên cứu.

Việc thiếu trọng lực bên ngoài bầu khí quyển Trái đất khiến các tế bào của cơ thể con người phải chịu áp lực đáng kể, điều này có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Người ta ước tính rằng việc dành 6 tháng trong môi trường vi trọng lực - như các phi hành gia thường làm - có thể khiến các cơ quan và xương của con người già đi tới 10 năm.

  • Nghiên cứu đột phá: Dùng DNA nhân tạo tiêu diệt tế bào ung thư

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu sử dụng hiện tượng này để khám phá sự tiến triển của lão hóa và bệnh tật. Họ hy vọng tìm ra manh mối có thể cung cấp các phương pháp điều trị và phòng ngừa khác nhau.

Trước khi gửi các mẫu khối u (gọi là các chất hữu cơ) vào không gian cùng với 4 thành viên phi hành đoàn, các nhà nghiên cứu của UC San Diego đã xử lý các tế bào khối u này bằng 2 loại thuốc trị ung thư mới.

Mục tiêu của họ là theo dõi tác dụng của thuốc lên các chất hữu cơ trong không gian và so sánh nó với những chất còn sót lại trên Trái đất.

Quá trình lão hóa nhanh chóng xảy ra trong môi trường vi trọng lực sẽ cho phép các nhà khoa học đẩy nhanh sự hiểu biết của họ về hiệu quả của thuốc.

Mong chờ đột phá y học

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên UC San Diego đưa mô người lên Trạm ISS.

Trong 5 năm qua, trường đại học này đã đi đầu trong nỗ lực tiến hành nghiên cứu khoa học sức khỏe trong không gian.

UC San Diego đã hợp tác với NASA trong nhiều lần phóng lên vũ trụ để nghiên cứu tác động của vi trọng lực lên tế bào gốc của con người.

Vào tháng 3-2023, các nhà khoa học từ Đại học Johns Hopkins cũng đã gửi mẫu mô tim người đến Trạm ISS, qua đó khám phá sự tiến triển của bệnh tim và cách một số loại thuốc có thể làm chậm tiến triển của bệnh.

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều dự án hợp tác sử dụng công cuộc du hành vũ trụ để thúc đẩy nghiên cứu y học. Điều này chứng minh rằng khi nói đến nghiên cứu y học, trên thực tế bầu trời không còn là giới hạn nữa.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Cận cảnh clip vụ tai nạn tàu hỏa đâm ôtô nát đầu ở Hà Nội

Cận cảnh clip vụ tai nạn tàu hỏa đâm ôtô nát đầu ở Hà Nội

01:30 06/06/2024

Trên mạng xã hội xôn xao clip vụ tai nạn tàu hỏa đâm ôtô nát đầu ở Hà Nội

'Hồ Thiên Đường' ở biên giới Triều Tiên được tạo ra từ vụ phun trào núi lửa thảm khốc như thế nào?

'Hồ Thiên Đường' ở biên giới Triều Tiên được tạo ra từ vụ phun trào núi lửa thảm khốc như thế nào?

07:45 24/10/2024

Vào năm 946 CN, núi lửa Changbaishan-Tianchi, nằm trên biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã phun trào dữ dội. Vụ phun trào đã giải phóng hàng chục km3 magma và gây ra một trận lụt lớn từ trên đỉnh núi lửa, tạo ra một chiếc hồ mà ngày nay được gọi là Hồ Thiên Đường. Bằng chứng về trận lụt vẫn có thể được nhìn thấy dưới dạng những tảng đá lớn và những tảng đá nhỏ hơn trôi xuống từ thượng nguồn của núi lửa.

Nhiều loài có mí mắt thứ ba, con người có không?

Nhiều loài có mí mắt thứ ba, con người có không?

08:10 19/05/2024

Chó, mèo, chim, cá... đều có mí mắt thứ ba, vậy con người có không? Bộ phận này thực sự có tác dụng gì?

Tại sao Đài Loan ít thiệt hại dù xảy ra động đất mạnh?

Tại sao Đài Loan ít thiệt hại dù xảy ra động đất mạnh?

11:30 04/04/2024

Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương và thường xuyên hứng chịu động đất, Đài Loan đã chuẩn bị kỹ càng để ứng phó với loại thiên tai này.

Nên bỏ gờ giảm tốc trên đường Nguyễn Văn Linh để hạn chế tai nạn?

Nên bỏ gờ giảm tốc trên đường Nguyễn Văn Linh để hạn chế tai nạn?

21:10 01/10/2024

Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ gờ giảm tốc trên đường Nguyễn Văn Linh để xe không giảm tốc đột ngột, gây tai nạn giao thông.

Bí ẩn xác ướp Vua Tut, vị pharaoh xa hoa nhất Ai Cập cổ đại

Bí ẩn xác ướp Vua Tut, vị pharaoh xa hoa nhất Ai Cập cổ đại

20:00 15/04/2024

Tutankhamun, còn được gọi là Vua Tut, là một pharaoh Ai Cập cổ đại có ngôi mộ xa hoa trở nên nổi tiếng thế giới sau khi được phát hiện vào năm 1922.

Trung Quốc thử động cơ chính của tên lửa phục vụ sứ mệnh lên Mặt Trăng

Trung Quốc thử động cơ chính của tên lửa phục vụ sứ mệnh lên Mặt Trăng

09:10 24/07/2023

Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu phản lực oxy lỏng lớp 130 tấn sẽ được sử dụng cho tên lửa đẩy Trường Chinh-10 của Trung Quốc trong các sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Loài kền kền ở Ấn Độ đang biến mất dần

Loài kền kền ở Ấn Độ đang biến mất dần

14:20 28/07/2024

Các loài kền kền ở Ấn Độ đang biến mất dần, dẫn tới vi khuẩn và mầm bệnh có cơ hội lây lan và gây ra cái chết cho nửa triệu người hàng năm.

Triều Tiên bất ngờ khoe ô tô điện 'tự làm', chạy được 720km/sạc

Triều Tiên bất ngờ khoe ô tô điện 'tự làm', chạy được 720km/sạc

04:30 19/06/2024

Triều Tiên đang khiến thế giới bất ngờ khi khoe mẫu ô tô điện tự sản xuất mang thương hiệu Madusan, có tầm hoạt động lên tới 720km.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới