Dự kiến chiều 26-3, hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ cho ý kiến dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), trong đó có nội dung ghi âm, ghi hình trong phiên tòa.
Theo thường trực Ủy ban Tư pháp, một trong các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau liên quan đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện theo thẩm quyền xét xử.
Quá trình thảo luận, 52 ý kiến của đại biểu Quốc hội không tán thành quy định đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh thành tòa án nhân dân phúc thẩm, tòa án nhân dân cấp huyện thành tòa án nhân dân sơ thẩm; trong khi số ý kiến ủng hộ dự thảo là 26.
Quá trình tiếp thu, chỉnh lý, Tòa án tối cao đề nghị giữ quy định như dự luật về đổi mới tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử theo hướng tổ chức tòa án nhân dân cấp tỉnh thành tòa án nhân phúc thẩm, tòa án nhân dân cấp huyện thành tòa án nhân dân sơ thẩm.
Về vấn đề này, thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng việc đổi mới tòa cấp tỉnh thành phúc thẩm, tòa cấp huyện thành tòa án nhân dân sơ thẩm nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án này không thay đổi.
Các tòa án vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh. Tòa phúc thẩm vẫn xét xử sơ thẩm một số vụ án.
Đồng thời, nêu quy định như dự thảo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của nghị quyết 27 về hoàn thiện cơ chế để khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử"; …"bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử"; không thống nhất với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương.
Mặt khác, quy định như dự thảo dẫn tới phải sửa đổi nhiều luật có liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Chưa kể việc phát sinh chi phí tuân thủ như sửa con dấu, biển hiệu, các loại mẫu giấy tờ...
Vì vậy, tiếp thu kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị giữ nguyên quy định của luật hiện hành về tòa án cấp tỉnh, huyện .
Do Tòa án nhân dân tối cao đề nghị quy định như dự thảo luật trình Quốc hội, dự thảo luật được xây dựng hai phương án để trình hội nghị cho ý kiến.
Một trong những nội dung xin ý kiến là quy định tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp.
Dự luật quy định việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của hội đồng xét xử, thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp…
Thường trực Ủy ban Tư pháp cho hay có ý kiến đề nghị làm rõ quy định về hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp.
Theo ý kiến đa số thường trực Ủy ban, tại phiên tòa, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật.
Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố tại phiên tòa nhưng chưa được kiểm chứng, đặc biệt là những thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh…
Các thông tin, chứng cứ này cần được hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định.
Quy định này còn góp phần bảo đảm tính tôn nghiêm tại phiên tòa, tạo điều kiện cho hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa, không bị phân tâm bởi các yếu tố khác.
Do đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "yêu cầu nghiên cứu, rà soát nội dung này, bảo đảm tính khả thi, tạo thuận lợi cho các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình".
Thường trực Ủy ban và Tòa án tối cao thống nhất đề xuất chỉnh lý dự luật theo hướng bổ sung quy định việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh… trong thời gian tuyên án, công bố quyết định.
Đồng thời quy định trường hợp cần thiết phục vụ nhiệm vụ chuyên môn hoặc nhiệm vụ khác thì tòa án ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp. Việc cung cấp, sử dụng kết quả ghi âm lời nói, ghi hình ảnh phải bảo đảm quyền con người, bí mật nhà nước,…".
Cũng theo thường trực Ủy ban Tư pháp, có ý kiến cho rằng quy định như dự thảo Luật là hẹp hơn quy định của luật tố tụng hiện hành, chưa thuận lợi cho tác nghiệp của báo chí tại phiên tòa (việc ghi âm, ghi hình phần xét hỏi, tranh tụng của phiên tòa phải thông qua Tòa án).
Do đó, ý kiến này đề nghị quy định việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa như quy định của luật tố tụng hiện hành.
Đại diện UBND xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trường hợp bị nước cuốn trôi dẫn đến tử vong. Nạn nhân là bà H’Mươn Êban (ngụ buôn Aring), Chủ tịch Hội nông dân xã Cuôr Đăng. Thông tin ban đầu, chiều 7/7, bà H’Mươn cùng chồng đi làm rẫy về đến đoạn cổng chào buôn Aring thì bị nước từ phía lô cao su dồn về nhanh, chảy xiết khiến bà H’Mươn bị cuốn trôi. Chồng bà H’Mươn đã cố gắng cứu vợ nhưng không thành....
Hà Tĩnh - Việc người dân thôn Phúc Tân và chính quyền xã Kim Song Trường (huyện Can Lộc) đề xuất làm thêm cống chui qua cao tốc Bắc -...
Phà vượt sông Hậu kết nối một phần tỉnh Vĩnh Long với trung tâm Cần Thơ ngưng chạy, hàng nghìn người dân phải đi vòng qua cầu Cần Thơ, xa hơn 15 km.
Nhiều đại biểu chất vấn Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang về tội phạm lừa đảo bằng công nghệ cao tại Kỳ họp lần thứ 14 của HĐND tỉnh Bắc Giang từ ngày 11/12 – 13/12.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở TN&MT Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn chỉ đạo các đơn vị có liên quan xử lý triệt để sự cố phát sinh. Đồng thời, xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan và làm rõ trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân để xảy ra sự cố trên.
Phú Thọ - Đối với mỗi công nhân lao động, sau những giờ làm việc căng thẳng, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ đã trở thành món ăn tinh thần...
Cựu quân nhân Algeria Tayeb khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự khởi đầu cho nền độc lập của phần lớn các nước ở châu Phi, là điểm xuất phát của các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Để tạo cảnh quan môi trường và chống ngập úng trên địa bàn, ông Trương Quốc Huy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam lưu ý địa phương phải giữ...
Khoảng 20h ngày 18/5, hàng chục cảnh sát đã xuất hiện đồng thời phong toả toàn bộ con đường dẫn vào nhà cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh.