Bình Thuận - Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tỉnh Bình Thuận được tổ chức trang nghiêm phần lễ theo đúng phong tục tập quán truyền thống và sôi động trong phần hội tại tháp Pô Sah Inư, TP Phan Thiết.
Ngày 13.10 là ngày đầu tiên của lễ hội Katê. Từ sáng sớm, đồng bào Chăm từ các địa phương trong tỉnh đã cùng nhau về tháp Pô Sah Inư, TP Phan Thiết, Bình Thuận.
Katê là lễ hội dân gian có từ lâu đời và đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, lứa đôi hòa hợp, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở.
Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư, gồm phần lễ và phần hội diễn ra xen kẽ tạo nên không khí vừa mang nét trang nghiêm, vừa vui tươi, lành mạnh và đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc.
Trong ngày 13.10, nhiều trò chơi dân gian như thi giã gạo, đội nước vượt chướng ngại vật, thi thổi kèn Saranai, trang trí lễ vật trên Thônla và Cổ bồng để dâng tế nữ thần Pô Sah Inư.
Các đội đến từ các địa phương đã có những màn thi đấu vui vẻ, thắt chặt tình đoàn kết. Nếu như những phần thi giã gạo, trang trí lễ vật cần những người lớn tuổi có kinh nghiệm thì phần thi đội nước vượt chướng ngại vật giành cho những thanh niên, cô gái với sức trẻ nhanh nhẹn tham gia. Ngoài ra còn có giao lưu nghệ thuật dân gian Chăm tạo không khí phấn khởi, vui tươi và đoàn kết.
Nội dung chính của lễ hội là phần lễ do các chức sắc người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc điều hành, thực hiện theo quy định tôn giáo, phong tục truyền thống vốn có do ông bà để lại. Một số nghi thức được thực hiện trong ngày đầu tiên như nghi lễ cúng cầu an, nghi thức múa mừng, thỉnh mời thần linh.
Đến ngày 14.10 sẽ thực hiện các nghi lễ chính gồm: mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga - Yoni, mặc trang phục và Đại lễ cúng tạ ơn nữ thần Pô Sah Inư và các vị thần linh tại tháp chính.
Trong ngày đầu tiên của lễ hội, có rất đông du khách đến tham quan và tham dự. Làm đồ gốm, dệt thổ cẩm là hai nghề thủ công truyền thống của đồng bào Chăm cũng được trình diễn ngay tại lễ hội thu hút sự quan tâm của du khách. Qua đó, góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Bình Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế.
Bình Thuận có hơn 40.000 người Chăm sinh sống. Đồng bào Chăm luôn ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có nét văn hóa độc đáo của Lễ hội Katê.
Ngày 4.4.2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong tỉnh và Lễ hội Katê của người Chăm.
Nhiều khu vực của suối Cửa Tử, nổi tiếng với giới trekking, bị đất đá vùi lấp sau trận mưa gần đây.
Lễ phát động cuộc thi sưu tập, tìm hiểu tem bưu chính với chủ đề 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính vừa được phát động.
Vợ chồng em hẹn gặp bạn trai tôi, nói sai sự thật về tôi; anh biết tôi không như vậy nên ghi âm một đoạn và gửi lại tôi nghe.
Gần đây, các cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện nhận được nhiều phản ánh của người lao động về việc liên tục nhận các thủ đoạn lừa đảo.
Cuốn sách Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945) của tác giả Đào Thị Diến cho người đọc hình dung rõ hơn về một số lát cắt của lịch sử Hà Nội thời Pháp thuộc.
Trong phóng sự của mình, kênh truyền hình RTBF tại Bỉ đã miêu tả 'cảnh tượng đẹp đẽ và thôi miên' tại làng hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội - một điểm thu hút rất nhiều khách du lịch.
Từ 'đồng bào', 'nghĩa đồng bào' là gì mà sao người Việt hay nói với nhau trong những lúc hoạn nạn?
Lễ hội Loy Krathong được tổ chức vào đêm 15/12 Âm lịch Thái, thường rơi vào tháng 11 Dương lịch hàng năm, năm nay là ngày 27/11.
Năm 1952, khi 38 tuổi, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ni sư Thích Đàm Thảo đã tạm cởi áo nâu, khoác áo lính tham gia đội quân chống Pháp, làm công tác y tế tại Đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ.