Chính quyền Myanmar cho biết số người chết vì lũ lụt sau bão Yagi tăng lên 293 người, trong khi hơn 630.000 người cần hỗ trợ.
Chính quyền Myanmar cho biết tính đến sáng 19/9, nước này đã ghi nhận 293 người chết và 89 người mất tích sau bão Yagi. Số liệu cập nhật gần nhất trước đó là 268 người chết và 88 người mất tích, được Myanmar công bố hôm 16/9.
Gần 270.000 hecta lúa và các loại cây trồng khác bị ngập, cùng hơn 100.000 gia súc chết sau bão, theo số liệu công bố ngày 18/9.
Lãnh đạo chính quyền Myanmar Min Aung Hlaing đã yêu cầu đẩy mạnh nỗ lực phục hồi sau bão để đưa cuộc sống trở lại bình thường trong vòng 6 tháng. Một tàu hải quân Ấn Độ ngày 18/9 chuyển hàng viện trợ gồm thực phẩm khô, quần áo, thuốc men và lều cập cảng Thilawa ở trung tâm thương mại Yangon, Myanmar.
Chính quyền Myanmar cuối tuần trước kêu gọi viện trợ nước ngoài để giúp đối phó với thảm họa, động thái hiếm thấy ở nước này.
Bão Yagi gây mưa lớn, khiến lũ lụt bắt đầu tấn công Myanmar từ ngày 9/9. Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết đây là trận lũ tồi tệ nhất trong lịch sử Myanmar hiện đại, nhưng không nêu thông tin cụ thể. Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo có tới 630.000 người có thể cần hỗ trợ ở Myanmar sau bão Yagi.
Myanmar từng trải qua lũ lụt nghiêm trọng hồi năm 2011 và 2015, với hơn 100 người chết trong mỗi đợt. Năm 2008, bão Nargis khiến hơn 138.000 người ở Myanmar thiệt mạng hoặc mất tích.
Thùy Lâm (Theo AFP)
Ông Raisi sử dụng trực thăng Bell 212 gần 50 tuổi của Mỹ để di chuyển trong vụ tai nạn có thể vì nó êm, tiện nghi và ít ồn so với mẫu của Nga.
Quân đội Ukraine thông báo tấn công hai tàu đổ bộ cỡ lớn và một số cơ sở khác của hải quân Nga tại bán đảo Crimea.
Đại Hội đồng LHQ thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza, sau khi một văn kiện nội dung tương tự bị phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.
Bà Zulaykho Makhkamova, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Gia đình và phụ nữ Uzbekistan, khẳng định, chuyến thăm Việt Nam lần này góp phần tăng cường sự hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.
Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mircea Geoana ngày 13/1 nhận định xung đột quân sự Nga-Ukraine có thể kéo dài đến năm 2025. Ông Geoana cũng khẳng định các quốc gia thành viên NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ để Ukraine đảm bảo năng lực phòng thủ.
Phó chủ tịch Duma quốc gia Nga nói vụ bắt giữ CEO Telegram có thể mang động cơ chính trị và Matxcơva phải đòi Pháp thả người.
Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cho rằng, nước này đang đối mặt với “khủng hoảng an ninh năng lượng”.
Drone từng là vũ khí hiệu quả của Ukraine, tuy nhiên, việc thiếu điều phối khi triển khai vũ khí của Kiev và hệ thống gây nhiễu ngày càng tiên tiến của Nga đang khiến Ukraine thất thế.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề xuất 2 điểm được soạn thảo riêng cho ông Donald Trump và đưa vào “kế hoạch chiến thắng”.