Đại Hội đồng LHQ thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza, sau khi một văn kiện nội dung tương tự bị phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.
Nghị quyết kêu gọi lập tức ngừng bắn nhân đạo ở Gaza được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 12/12 với 153 phiếu ủng hộ, 23 phiếu trắng. Mỹ, Israel cùng 8 quốc gia khác bỏ phiếu chống, cho rằng một lệnh ngừng bắn sẽ chỉ có lợi cho Hamas.
Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc không mang tính ràng buộc nhưng có sức nặng về mặt chính trị, phản ánh quan điểm toàn cầu với một vấn đề. Để được thông qua, một nghị quyết cần nhận được quá bán số phiếu bầu. Nếu vấn đề quan trọng, nghị quyết cần nhận được 2/3 tổng số phiếu.
Phái viên Palestine tại Liên Hợp Quốc Riyad Mansour mô tả kết quả bỏ phiếu "đánh dấu ngày lịch sử, xét về thông điệp mạnh mẽ được Đại Hội đồng gửi đi". Chính quyền Palestine, Hamas hoan nghênh động thái, kêu gọi các quốc gia gây áp lực để Israel chấp thuận ngừng bắn.
Trước khi bỏ phiếu, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói Washington có ủng hộ một số khía cạnh trong nghị quyết, như cần giải quyết tình hình nhân đạo ở Gaza, bảo vệ dân thường, trả tự do cho con tin.
Mỹ muốn chỉnh sửa nội dung nghị quyết để bao gồm lên án "vụ tấn công và bắt con tin của Hamas nhằm vào Israel", Áo cũng muốn lên án Hamas bắt con tin, nhưng hai đề xuất không nhận được đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để thông qua.
Đại sứ Pakistan tại Liên Hợp Quốc Munir Akram cho rằng hai đề xuất đều nhắc đến Hamas và bất kỳ sự đổ lỗi nào "cũng phải đề cập cả hai bên, đặc biệt là Israel". Đại sứ Ai Cập tại Liên Hợp Quốc Osama Mahmoud Abdelkhalek Mahmoud gọi đây là dấu hiệu của "tiêu chuẩn kép" trong nỗ lực của Mỹ nhằm bảo vệ Israel trước khi Đại Hội đồng bỏ phiếu.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tuần trước đã kích hoạt Điều 99 để thúc giục Hội đồng Bảo an ngăn thảm họa nhân đạo ở Gaza. Điều khoản này cho phép Tổng thư ký đưa bất kỳ vấn đề nào mà ông cho rằng "đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế" lên Hội đồng Bảo an.
Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an ngày 8/12 không thể thông qua nghị quyết kêu gọi lập tức ngừng bắn ở Gaza do Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đệ trình, vì bị Mỹ phủ quyết. Mỹ cho rằng văn kiện này "xa rời thực tế". Anh bỏ phiếu trắng trong khi 13 thành viên còn lại bỏ phiếu thuận.
Để được thông qua, dự thảo nghị quyết cần ít nhất 9 phiếu ủng hộ và không bị nước nào trong 5 thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga phủ quyết. Mỹ có truyền thống ủng hộ đồng minh Israel khỏi mọi hành động của Hội đồng Bảo an được cho là bất lợi với Tel Aviv.
Hội đồng Bảo an mất hơn một tháng kể từ khi chiến sự Israel - Hamas nổ ra ngày 7/10 để lên tiếng về tình hình, nhưng với thông điệp được đánh giá là yếu khi chỉ kêu gọi các bên "tạm dừng giao tranh vì mục đích nhân đạo". Cơ quan này trước đó nhiều lần cố gắng thông qua một nghị quyết nhưng không thành công, do bất đồng về từ ngữ để kêu gọi các bên ngừng giao tranh.
Như Tâm (Theo Reuters, AFP)
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/10.
Khí cầu Baryer của Nga có khả năng giăng tấm lưới cao 250 m để tạo thành hàng rào phòng thủ trên không, chuyên chặn bắt UAV Ukraine.
Triều Tiên cho rằng nguy cơ xung đột với Hàn Quốc sẽ lên đến đỉnh điểm trong năm 2024, đồng thời chỉ trích các cuộc diễn tập của Seoul gần đây.
Ngày 18-8, nhà ngoại giao kỳ cựu được Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đề cử vào vị trí Ngoại trưởng, ông Abbas Araghchi đã nêu ra những ưu tiên chính sách đối ngoại của chính quyền mới, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc và Nga.
Liên minh cầm quyền trung dung bị cả phe cực hữu lẫn cánh tả đánh bại sau vòng bầu cử đầu tiên, cho thấy ván cược của ông Macron nguy cơ phản tác dụng.
Quân đội Hàn Quốc khôi phục toàn bộ hoạt động dọc biên giới với Triều Tiên, sau khi nước này đình chỉ thỏa thuận quân sự liên Triều.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2/9, ông Nicolae Comanescu, Cố vấn Thủ tướng Romania khẳng định, Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Romania tại ASEAN.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ hy vọng thời gian tới, Việt Nam sẽ mở rộng hợp tác không chỉ với Saudi Arabia mà còn với các nước trong cộng đồng Arab và các quốc gia Hồi giáo.
Mỹ và Australia mới đây đã công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân và thực thể của Nga và Triều Tiên liên quan cáo buộc rằng, Moscow và Bình Nhưỡng chuyển giao vũ khí để sử dụng tại Ukraine.