Lý do Tổng thống Iran bay trên trực thăng gần 50 tuổi

11:50 21/05/2024

Ông Raisi sử dụng trực thăng Bell 212 gần 50 tuổi của Mỹ để di chuyển trong vụ tai nạn có thể vì nó êm, tiện nghi và ít ồn so với mẫu của Nga.

Chiều 19/5, sau khi dự lễ khánh thành đập Qiz Qalasi được Iran và Azerbaijan xây trên sông Aras ở biên giới hai nước, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cùng các quan chức, cận vệ trong đoàn tháp tùng lên trực thăng để đến thành phố Tabriz, trung tâm kinh tế lớn nhất của tỉnh Đông Azerbaijan.

Tổng thống Raisi, Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian cùng một số quan chức cấp tỉnh lên trực thăng Bell 212 của Mỹ, trong khi các thành viên khác trong đoàn lên hai trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất. Đây đều là hai mẫu trực thăng được Iran vận hành trong nhiều năm qua để chở các quan chức di chuyển nội địa.

Giới quan sát nhận định Tổng thống Raisi và phái đoàn chọn trực thăng Bell 212 để di chuyển vì nó êm, tiện nghi và ít ồn hơn so với dòng Mi-171 của Nga, dù nó đã được Iran vận hành trong gần nửa thế kỷ.

Hình ảnh trên truyền hình Iran ngày 19/5 cho thấy Tổng thống Raisi ngồi cạnh Ngoại trưởng Amir-Abdollahian trên trực thăng đang bay qua một con đập. Nội thất trực thăng được bọc da, ghế đệm cỡ lớn giúp hành khách có thể ngồi thoải mái trong chặng bay dài.

Tuy nhiên, trực thăng này đột nhiên mất liên lạc khi bay qua khu vực nhiều sương mù ở rừng Dizmar, giữa hai thành phố Varzaqan và Jolfa. Giáo sĩ Mohammad Ali Ale-Hashem, người ngồi cùng trực thăng với Tổng thống Raisi, sau đó gọi điện cho Chánh văn phòng Tổng thống Gholam Hossein Esmail để thông báo rằng phi cơ đã rơi.

Hai trực thăng Mi-171 bay cùng đoàn đã vòng lại để tìm kiếm nhưng không phát hiện được gì vì sương mù dày đặc. Iran phát động chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn và phát hiện xác trực thăng vào sáng hôm sau, toàn bộ 9 người trên khoang thiệt mạng.

Bell 212 là trực thăng được Iran mua của Mỹ từ trước khi Cách mạng Hồi giáo nổ ra năm 1979. Vua Iran Mohammad Reza Pahlavi, người bị lật đổ trong Cách mạng Hồi giáo, yêu thích bay lượn và là phi công có trình độ. Ông Pahlavi thường mặc đồng phục Nguyên soái Lực lượng Không quân Đế quốc Iran (IIAF) và đã đầu tư vào quân chủng này nhiều hơn tất cả các nhánh khác của lực lượng vũ trang.

Dưới triều đại của ông, Iran đã mua rất nhiều máy bay và là quốc gia duy nhất trên thế giới ngoài Mỹ vận hành tiêm kích F-14 Tomcat do Washington sản xuất.

Vào cuối những năm 1970, Vua Pahlavi đặt mua hơn 300 trực thăng Bell 212 và 214 với ý định tiến tới sản xuất các dòng phi cơ này tại Iran, song Cách mạng Hồi giáo đã khiến kế hoạch này đình trệ. Tuy nhiên, Tehran khi đó đã nhận được phần lớn số trực thăng Bell mà nước này đặt hàng.

Các lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ áp đặt sau đó với chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran khiến những phi cơ do phương Tây sản xuất trong biên chế không quân nước này nhanh chóng bị hư hỏng do không có linh kiện sửa chữa.

Dù vậy, Iran vẫn tiếp tục vận hành một ít máy bay dạng này bằng cách tháo dỡ những chiếc có sẵn để lấy linh kiện, sao chép một số bộ phận khác hoặc nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc. Tehran cũng mua nhiều loại vũ khí, thiết bị của Moskva và Bắc Kinh, trong đó có dòng Mi-171 được sản xuất năm 1992.

Báo cáo năm 2024 của chuyên trang Flight Global cho biết Tehran hiện còn ít nhất hai trực thăng Bell 212 trong biên chế, dù chúng đã có tuổi thọ 45 năm.

Tùy vào cấu hình, trực thăng Bell-212 có thể chở theo hai phi công và tối đa 14 hành khách. Kể từ khi ra mắt vào năm 1968, Bell 212 và các biến thể của nó đã trở thành phương tiện chính của nhiều lực lượng dân sự và quân sự trên thế giới.

Tuy nhiên, Aviation Safety cũng đã ghi nhận tổng cộng 430 vụ tai nạn liên quan dòng Bell 212, trong đó có nhiều vụ gây chết người. Một trong đó xảy ra tại Biển Bắc vào tháng 9/1986, khi một trực thăng cứu hộ Bell-212 của Scotland bị rơi trong lúc làm nhiệm vụ, khiến toàn bộ phi hành đoàn 6 người thiệt mạng.

Ngoài vấn đề về bảo dưỡng, bảo trì, trực thăng Bell 212 đời cũ của Iran còn có nhược điểm là được thiết kế để hoạt động trong điều kiện bay trực quan, nghĩa là phi công phải dùng mắt thường để quan sát xung quanh khi điều khiển phi cơ, thay vì dựa vào các công cụ hỗ trợ như trên nhiều dòng trực thăng hiện đại.

Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra vụ tai nạn, do tại khu vực phi cơ chở Tổng thống Raisi bị rơi hôm 19/5 có sương mù dày đặc, gây ảnh hưởng tầm nhìn của phi công.

Máy bay xuống cấp, hư hỏng do tuổi đời cao và thiếu linh kiện sửa chữa vì lệnh cấm vận của phương Tây là một trong các nguyên nhân khiến Iran có số liệu an toàn hàng không kém.

Al Jazeera cho biết gần 2.000 người Iran đã thiệt mạng do tai nạn máy bay kể từ năm 1979, trong khi thống kê của Aviation Safety cho thấy đã có tổng cộng 22 sự cố hàng không gây chết người tại quốc gia này trong hơn 20 năm qua.

Vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi rơi là sự cố hàng không nghiêm trọng nhất ở Iran kể từ năm 2003, khi vận tải cơ Il-76MD do Nga chế tạo và chở các thành viên Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đâm vào dãy núi gần thành phố Kerman do ảnh hưởng của gió mạnh, khiến 275 người thiệt mạng.

"Vào giây phút cuối cùng, những người chịu trách nhiệm cho chuyến bay có lẽ đã cảm thấy hối hận vì bỏ qua Mi-171 để chọn mẫu trực thăng của Mỹ, vốn đã bay tại Iran hơn 45 năm mà không có sự hỗ trợ của nhà sản xuất", chuyên trang Charter 97 nhận định.

Phạm Giang (Theo Charter 97, Euronews, News18)

Có thể bạn quan tâm
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9

20:40 01/09/2023

Trong bài phát biểu của mình, Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai và Thống đốc tỉnh Fukuoka đã tôn vinh sự phát triển và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa.

Iran, Mỹ đàm phán 'tránh leo thang căng thẳng'

Iran, Mỹ đàm phán 'tránh leo thang căng thẳng'

20:10 19/05/2024

Iran xác nhận giới chức nước này và Mỹ đã đàm phán gián tiếp tại Oman để bàn cách 'tránh leo thang các vụ tấn công tại khu vực'.

Tổng thống Mỹ Joe Biden chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng thống Mỹ Joe Biden chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

19:50 08/08/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo các đảng, các nước Angola, Mozambique, Hungary, Peru, Morocco, Swaziland đã gửi thư, điện chúc mừng Tổng Bí thư Tô Lâm.

Nam Phi bước vào tổng tuyển cử

Nam Phi bước vào tổng tuyển cử

17:00 29/05/2024

Vào 7h sáng 29/5 (giờ địa phương, 12h cùng ngày theo giờ Việt Nam), hơn 23.000 điểm bỏ phiếu ở Nam Phi đã mở cửa, bắt đầu cuộc tổng tuyển cử ở nước này.

Chảo lửa Trung Đông: Israel đổ cho Hezbollah gây leo thang căng thẳng, Houthi tấn công tàu Mỹ, Washington tố Iran phớt lờ tàu gặp nạn

Chảo lửa Trung Đông: Israel đổ cho Hezbollah gây leo thang căng thẳng, Houthi tấn công tàu Mỹ, Washington tố Iran phớt lờ tàu gặp nạn

08:20 17/06/2024

Ngày 16/6, tình hình căng thẳng ở khu vực biên giới Israel-Lebanon và Biển Đỏ tiếp tục diễn biến phức tạp, với những cảnh báo về nguy cơ gây ra hậu quả tàn khốc cho cả Trung Đông.

Iran khẳng định không liên quan vụ tập kích căn cứ Mỹ ở Jordan

Iran khẳng định không liên quan vụ tập kích căn cứ Mỹ ở Jordan

15:30 29/01/2024

Iran khẳng định họ không đứng sau vụ tập kích căn cứ Mỹ ở Jordan, sau khi Ngoại trưởng Anh ám chỉ Tehran có liên quan.

Tân Ngoại trưởng Ukraine phát biểu về ưu tiên hàng đầu, người đồng cấp Mỹ nói gì trong cuộc điện đàm đầu tiên?

Tân Ngoại trưởng Ukraine phát biểu về ưu tiên hàng đầu, người đồng cấp Mỹ nói gì trong cuộc điện đàm đầu tiên?

16:40 07/09/2024

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller ra thông cáo báo chí cho biết, ngày 6/9, Ngoại trưởng Antony Blinken đã điện đàm với tân Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha để thảo luận về quan hệ đối tác và hỗ trợ quân sự-kinh tế cho Kiev.

Trang nghiêm Lễ thượng cờ ASEAN tại Cairo

Trang nghiêm Lễ thượng cờ ASEAN tại Cairo

09:30 21/08/2024

Theo đề xuất của Việt Nam tại cuộc họp Ủy ban ASEAN Cairo (ACC) lần thứ 271, ngày 20/8, lần đầu tiên Đại sứ quán các nước ASEAN đã cùng nhau long trọng tổ chức Lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập Hiệp hội (8/8/1967-8/8/2024) tại trụ sở Đại sứ quán Indonesia.

Hải quân Mỹ và Ai Cập tập trận chung 'Eagle Defender' trong bối cảnh nguy cơ an ninh cao tại Biển Đỏ

Hải quân Mỹ và Ai Cập tập trận chung 'Eagle Defender' trong bối cảnh nguy cơ an ninh cao tại Biển Đỏ

10:20 13/09/2024

Theo tuyên bố của người phát ngôn quân đội Ai Cập ngày 12/9, hải quân nước này và Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận kéo dài nhiều ngày mang tên Eagle Defender tại Biển Đỏ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới