Thủ tướng Slovakia Fico cho rằng có đơn vị trong quân đội Ukraine sử dụng biểu tượng phát xít song phương Tây "phớt lờ", Kiev đã bày tỏ thất vọng về cáo buộc này.
Phát biểu trong chuyến thăm bảo tàng về nạn diệt chủng Holocaust ở thị trấn Sered, miền tây Slovakia hôm 9/9, Thủ tướng Robert Fico nói rằng có những đơn vị quân đội Ukraine sử dụng biểu tượng liên quan phát xít và họ cũng thường hành động như phát xít.
"Chúng ta đều nói về chủ nghĩa phát xít, nhưng lại âm thầm chấp nhận sự thật là ở Ukraine có những đơn vị sử dụng biểu tượng rất rõ ràng, liên quan những phong trào chúng ta coi là nguy hiểm và bị cấm", ông Fico cho hay.
Theo chính trị gia này, phương Tây biết rõ về những đơn vị như vậy trong lực lượng vũ trang Ukraine, nhưng cố tình im lặng vì nó có thể cản trở việc thực hiện các kế hoạch địa chính trị của họ.
"Vì cuộc chiến địa chính trị, chẳng ai quan tâm đến vấn đề này", Thủ tướng Slovakia nói thêm.
Ukraine sau đó ra tuyên bố bày tỏ thất vọng về phát biểu của Thủ tướng Slovakia. "Phát biểu của ông ấy đi ngược lại mức độ tin cậy và hợp tác hiện có giữa Ukraine và Slovakia", Bộ Ngoại giao Ukraine cho hay. "Trong thế kỷ 20, người dân Ukraine đã mất mát hàng triệu sinh mạng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít".
Khi mở chiến dịch ở Ukraine đầu năm 2022, Nga nêu mục tiêu "phi phát xít hóa" quốc gia láng giềng.
Nga cũng chỉ trích tiểu đoàn Azov của Ukraine vì nguồn gốc dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Tiểu đoàn Azov được thành lập tháng 5/2014, từng bị Mỹ cấm sử dụng vũ khí cách đây khoảng một thập kỷ vì Washington xác định một số sáng lập viên ủng hộ quan điểm phân biệt chủng tộc, bài ngoại, cực đoan.
Vệ binh Quốc gia Ukraine tiếp nhận Tiểu đoàn Azov tháng 11/2014, đổi tên thành Biệt đội Đặc nhiệm Azov hay còn gọi là Trung đoàn Azov. Tháng 2/2023, trung đoàn Azov được mở rộng lên cấp lữ đoàn và rất được coi trọng ở Ukraine.
Slovakia, dưới thời chính quyền tiền nhiệm, từng là quốc gia NATO đầu tiên cung cấp chiến đấu cơ do Liên Xô sản xuất cho Ukraine trong cuộc xung đột. Ông Fico trở thành Thủ tướng Slovakia hồi tháng 10/2023. Một ngày sau khi nhậm chức, ông tuyên bố chấm dứt viện trợ vũ khí cho Ukraine, đồng thời phản đối với các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Từ khi chiến sự bùng phát, Ukraine thúc đẩy nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, nhưng ông Fico và Thủ tướng Hungary Viktor Orban đều không ủng hộ Kiev.
Huyền Lê (Theo UkrainskaPravda, Reuters, Topwar)
Đô đốc về hưu Robert Burke, từng là chỉ huy cấp cao thứ hai của hải quân Mỹ, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi tại chức.
Ngày 26/6 (giờ địa phương), một bộ phận quân đội do Tổng tư lệnh lực lượng này Bolivia Juan José Zuñiga cầm đầu đã tiến hành cuộc đảo chính ở Bolivia, song gặp phải sự phản đối kiên quyết từ chính quyền, người dân nước này cùng cộng đồng quốc tế
Cảnh sát bang Queensland đang phối hợp đối tác quốc tế để truy tìm người đàn ông vô cớ hất cà phê nóng vào một em bé trong công viên.
Bộ Phát triển xã hội và An ninh con người Thái Lan sẽ phát động chiến dịch kêu gọi người dân không cho người ăn xin tiền trong bối cảnh số lượng người ăn xin gia tăng trên cả nước.
Đại sứ Phạm Sao Mai nói rằng Việt Nam sẽ dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sự tiếp đón đặc biệt trong chuyến thăm vào tuần tới.
Ngoại trưởng các nước G7 lên án vụ phóng ICBM hiện đại nhất của Triều Tiên là hành động 'liều lĩnh', kêu gọi quốc tế có phản ứng cứng rắn.
Ngày 8/5/1954, chỉ một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ 'chấn động địa cầu', Hội nghị Geveva bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương bắt đầu. Trải qua 75 ngày đàm phán căng thẳng, Hiệp định Geneva được ký kết ngày 21/7/1954, đã mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả Lào và Campuchia.
Mối đe dọa từ thiết bị bay không người lái tại Ukraine khiến quân đội Anh nhận ra họ phải tăng cường huấn luyện về chiến tranh chiến hào.
Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan hôm 30/9 đã dự lễ khánh thành Kho lưu trữ kỹ thuật số Salim Ahmed Salim, với mục đích bảo tồn di sản lãnh đạo của nhà ngoại giao quốc tế nổi tiếng.