Ngoại trưởng các nước G7 lên án vụ phóng ICBM hiện đại nhất của Triều Tiên là hành động "liều lĩnh", kêu gọi quốc tế có phản ứng cứng rắn.
"Những hành động liều lĩnh lặp lại của Triều Tiên cần phải đối mặt với một phản ứng mạnh mẽ, thống nhất và nhanh chóng từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc", ngoại trưởng các nước G7 ra tuyên bố hôm nay.
G7 là nhóm nước công nghiệp phát triển gồm Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy. G7 ra tuyên bố sau khi Triều Tiên cùng ngày thông báo đã thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) dùng nhiên liệu rắn Hwasong-18 trong vụ phóng ngày 18/12 nhằm "phát cảnh báo mạnh mẽ đến lực lượng thù địch".
Đây là lần thứ ba Triều Tiên thử thành công tên lửa Hwasong-18 sử dụng nhiên liệu rắn, sau các lần thử thành công hồi tháng 4 và 7. Giới chuyên gia ước tính loại tên lửa này có tầm bắn hơn 15.000 km nếu được phóng theo góc tối ưu, đủ sức bao trùm toàn bộ lãnh thổ Mỹ.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trước đó đều lên án Triều Tiên gây bất ổn khu vực, vi phạm các nghị quyết Hội đồng Bảo an. Ba quốc gia này hôm nay đã kích hoạt hoàn toàn hệ thống phát hiện và đánh giá các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên theo thời gian thực và tuyên bố sẽ triển khai thêm diễn tập quân sự ba bên.
Triều Tiên trước đó chỉ trích hệ thống chia sẻ dữ liệu của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc "là động thái quân sự cực kỳ nguy hiểm với mục đích rõ ràng là đẩy tình hình chính trị khu vực vào một cuộc đối đầu đáng sợ hơn".
Triều Tiên nhiều lần chỉ trích các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, coi đây là bằng chứng cho thấy liên minh này có thái độ thù địch và muốn thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng. Washington và Seoul khẳng định các cuộc tập trận chỉ mang tính phòng vệ.
Như Tâm (Theo AFP, Reuters)
Một người đàn ông Triều Tiên đã vượt biên giới trên biển thực tế ở phía tây để đào tẩu đến Hàn Quốc trên một chiếc thuyền gỗ.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/7.
Đặc phái viên hạt nhân hai nước cũng sẽ gặp gỡ để thảo luận về hợp tác, đối phó với hoạt động phóng tên lửa và vệ tinh mới đây của Triều Tiên.
Các đại sứ EU nhất trí 'trên nguyên tắc' thời điểm khởi động đàm phán tư cách thành viên của Ukraine và Moldova, quá trình có thể mất vài năm.
Người đứng đầu chính phủ quân sự nổi dậy Niger Ali Lamine Zeine ngày 13/8 cho biết lãnh đạo lực lượng binh biến, Tướng Abdourahamane Tchiani đã gặp phái đoàn các nhà lãnh đạo tôn giáo từ Nigeria và nói với họ về sự cần thiết phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Niamey.
Số người nhập cư Tajikistan rời khỏi Nga gia tăng sau khi 4 công dân nước này thực hiện vụ khủng bố nhà hát Crocus City Hall.
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu toàn ngành Ngoại giao tích cực triển khai trong năm 2024.
Ngày 3/10, Thủ tướng của một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khẳng định mong muốn khôi phục quan hệ với Nga nếu xung đột ở Ukraine kết thúc trong nhiệm kỳ lãnh đạo của ông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai (FII) lần thứ 8 và thăm Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 29 đến 30-11.