Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

10:50 14/07/2024

Ngày 8/5/1954, chỉ một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu", Hội nghị Geveva bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương bắt đầu. Trải qua 75 ngày đàm phán căng thẳng, Hiệp định Geneva được ký kết ngày 21/7/1954, đã mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả Lào và Campuchia.

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954
Ông Nguyễn Thanh Sơn và đoàn đại biểu Issarak Campuchia dự Hội nghị Liên minh Việt - Miên - Lào năm 1953 chụp ảnh với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Việt Bắc. (Ảnh tư liệu)

Những ngày tháng sát cánh kề vai giữa quân và dân ba nước Đông Dương, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt phần nào được tái hiện trong cuốn “Trọn đời theo Bác Hồ - Hồi ức của một người con đồng bằng sông Cửu Long” của ông Nguyễn Thanh Sơn, thành viên Phái đoàn quân sự Việt Nam - Lào - Campuchia tại Hội nghị Geneva 1954.

Từ Điện Biên Phủ đến Geneva

Trong cuốn hồi ký, ông Sơn viết: “Đầu năm 1954, đồng chí Trần Quý Hai, Chính ủy mặt trận Trung Lào, Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia dẫn sư đoàn 325 đánh vào Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Sư đoàn 325 tiến đến tỉnh Kratie (Campuchia) thì Hội nghị Geneva kết thúc.

Tuy vậy, liên quân Việt - Miên - Lào đã kịp diệt hơn 1.000 tên địch, giải phóng khoảng 20.000km2, nối liền các vùng căn cứ kháng chiến, vùng Đông và Đông Bắc Campuchia với vùng giải phóng Trung Hạ Lào. Chiến dịch này không những phối hợp tốt với chiến trường Điện Biên Phủ mà còn tác động tốt đến Hội nghị Geneva năm 1954”.

Tháng 2/1954, ông Thanh Sơn được cử làm chuyên viên cao cấp về hai nước Lào - Miên trong phái đoàn đi dự Hội nghị Geneva do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn. Đồng thời, ông còn là thành viên của phái đoàn quân sự trực tiếp đàm phán và soạn thảo văn bản hiệp định đình chiến cho ba nước Việt - Miên - Lào. Cùng đoàn còn có các ông Tạ Quang Bửu, Đặng Tính, Hà Văn Lâu…

Về hiệp định đình chiến tại Campuchia, ông Sơn được ủy quyền đại diện cho Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Issarak Khmer và Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia đàm phán với phái đoàn của tướng Nhiek Tioulong, đại diện cho Bộ Tổng tư lệnh Hoàng gia Campuchia.

Về vấn đề lực lượng Issarak sau khi đình chiến, tướng Tioulong đòi phải ghi từ “đầu hàng”. Ông Sơn phản đối kịch liệt, nói liên minh Miên - Việt chiến thắng Điện Biên Phủ sao lại phải đầu hàng? Tướng Tioulong xin đổi lại là “giải giáp”, ông Sơn cũng không chịu. Hội nghị quân sự hai bên bế tắc. Nội vụ được báo lên hai đồng chủ tịch Hội nghị là V.M. Molotov, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô và Anthony Eden, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Anh. Anthony Eden vốn là nhà ngoại giao chuyên nghiệp nên gợi ý dùng từ “phục viên tại chỗ” để dung hòa. Các bên chấp nhận và ghi vào văn bản chính thức của Hiệp định.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tây (1910-1996), là Bí thư Ban cán sự Đảng bộ ĐCS Đông Dương tại Campuchia, Tư lệnh kiêm Chính ủy quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (1950-1953); Thành viên phái đoàn quân sự Việt Nam - Lào - Campuchia tại Hội nghị Geneva, Trưởng phái đoàn đại diện Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam tại Ủy ban liên hiệp đình chiến Việt Nam - Campuchia (1954); Phó Trưởng ban Lào - Campuchia thuộc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1954-1956).

Thực hiện đình chiến

Sau khi từ Geneva về đến Việt Bắc, ông Thanh Sơn được giao nhiệm vụ trở lại Campuchia làm Trưởng đoàn “đàm phán và tổ chức thực hiện đình chiến tại Cao Miên”. Ủy ban Liên hiệp đình chiến thi hành Hiệp định Geneva năm 1954 tại Campuchia gồm: liên quân Việt - Miên một bên và quân đội Hoàng gia Campuchia một bên.

Ông Nguyễn Thanh Sơn là trưởng đoàn liên quân Việt - Miên, mang quân hàm Đại tá; phó đoàn là ông ChauSoul, Chủ tịch Ủy ban Dân tộc Giải phóng Tây Nam Campuchia, đại diện Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Issarak Khmer. Trưởng phái đoàn quân đội Hoàng gia Campuchia là Đại tá Lon Nol (sau là Thủ tướng Vương quốc Campuchia nhưng lại phản bội, làm đảo chính lật đổ Quốc vương Sihanouk và tự xưng là Tổng thống Campuchia, tháng 3/1970).

Theo thỏa thuận tại Hội nghị Trung Giã (tháng 7/1954), phía Pháp lo các phương tiện vận chuyển đưa các phái đoàn đến các địa điểm làm việc. Vào một ngày tháng 8/1954, phái đoàn liên quân Việt - Miên xuất phát từ Trung Giã bằng xe quân sự của Pháp đến sân bay Gia Lâm để lên máy bay đi Phnom Penh rồi đi tiếp ô tô về trụ sở của phái đoàn đặt tại Svey Rieng, cách Phnom Penh khoảng 100 km.

Việc đầu tiên của đoàn là đối phó với âm mưu của đối phương nhằm hạ uy thế cách mạng, bắt lực lượng Issarak phải đem vũ khí ra nộp như đầu hàng và lệnh cho các địa phương chuẩn bị các địa điểm tiếp nhận quân Issarak. Lãnh đạo bên bạn chỉ đạo không ai được ra trình diện. Quá ngày giờ quy định, không thấy ai có mặt tại các địa điểm tiếp nhận, Lon Nol tức tối đề nghị họp phiên toàn thể gồm đủ mặt ba phái đoàn Ủy ban quốc tế là Ấn Độ, Ba Lan, Canada cùng hai phái đoàn liên quân Việt - Miên và quân đội Hoàng gia Campuchia.

Mở đầu cuộc họp, Lon Nol hằn học: “Ông Thanh Sơn không thi hành Hiệp định Geneva”. Ông Sơn liền đưa nguyên văn bản Hiệp định ra, trong đó ghi rõ cụm từ “phục viên tại chỗ” và nói: “Chúng tôi thực hiện hoàn toàn đúng với Hiệp định”. Lon Nol cố vớt vát “Thế vũ khí các ông để ở đâu?”. Tôi đáp: “Vũ khí để ở đâu là quyền của chúng tôi. Ông hãy về đọc lại Hiệp định coi có chỗ nào nói Issarak phải nộp vũ khí cho Vương quốc Khmer không?”.

Theo trưởng đoàn Thanh Sơn, chính nghĩa ngời sáng cộng với thái độ kiên quyết của đoàn liên quân Việt - Miên không những đưa Lon Nol vào thế bí, mà còn giành được sự nể phục của Ủy ban quốc tế. Ngoài các đồng chí Ba Lan, hai đoàn quốc tế còn lại cũng dành nhiều cảm tình cho đoàn Việt Nam.

Giáo sư Duder, trưởng đoàn Canada tâm sự với trưởng đoàn Ba Lan Grosz: “Ông thật hân hạnh được ủng hộ những người vừa chiến thắng Điện Biên Phủ. Khổ thân tôi buộc phải ủng hộ Lon Nol một tên tướng cướp vô chính trị. Mỗi lần ra hội nghị nó bị ông Thanh Sơn dí vào tường đập tơi bời, mà không đáp trả được, làm tôi cũng phải xấu hổ lây. Còn trưởng đoàn Ấn Độ Parasarthi thì mỗi lần gặp tôi đều bắt tay thật chặt hồi lâu...”.

Đặc phái viên con thoi

Theo Hiệp định Geneva, sau khi Pathet Lào tập kết về hai tỉnh Phongsaly, Sầm Nưa thì sẽ cùng chính phủ Vương quốc Lào đàm phán, thành lập chính phủ liên hợp dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế gồm ba nước là Ấn Độ, Ba Lan và Canada. Thực hiện điều khoản này, Pathet Lào cử phái đoàn do đồng chí Phoumi Vongvichit làm trưởng đoàn. Ông Nguyễn Thanh Sơn được Trung ương giao làm đặc phái viên đặc biệt.

Nhiệm vụ của ông Nguyễn Thanh Sơn còn là theo dõi chặt chẽ tiến trình đàm phán, kịp thời tổng hợp tình hình, trao đổi trước với các bên liên quan rồi báo cáo trực tiếp Trung ương cân nhắc, quyết định. Sau đó, ông lo tổ chức chỉ đạo thực hiện. Công việc này rất quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng bạn, lại rất phức tạp, tế nhị và hết sức khẩn trương.

Đặc phái viên Nguyễn Thanh Sơn liên tục chạy như con thoi từ Vientiane về Hà Nội và ngược lại, làm cầu nối giữa các bên. Có ngày ông phải chạy ra, chạy vào Phủ Chủ tịch tới mấy lần rồi lại sang trao đổi với đại sứ Liên Xô và Trung Quốc, cuối ngày lại phải bay sang Vientiane để kịp xử lý trước giờ họp sáng hôm sau. Cuộc đàm phán kéo dài tới mấy năm, kết quả là đã thành lập được chính phủ liên hợp.

Sự phối hợp chặt chẽ, sát cánh chiến đấu của liên minh Việt - Miên - Lào trong chiến dịch Điện Biên Phủ và trong quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva mãi là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết, gắn bó đặc biệt giữa ba nước, đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia tiếp tục phát triển, bền vững trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo ở mỗi nước.

Tóm tắt Tuyên bố của Hội nghị Geneva về lập lại hòa bình ở Đông Dương, với sự tham gia của đại biểu Việt Nam DCCH, Campuchia, Lào, Pháp, CHND Trung Hoa, Anh, Liên Xô, Mỹ và Quốc gia Việt Nam:

Chứng nhận ngừng bắn ở Campuchia, Lào và Việt Nam; Chứng nhận tuyên bố của hai Chính phủ Campuchia và Lào không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào “không phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương LHQ”; Chứng nhận tuyên bố của Pháp rút quân đội khỏi Campuchia, Lào và Việt Nam; Chứng nhận tuyên bố của hai chính phủ Campuchia và Lào sẽ tiến hành tổng tuyển cử trong năm 1955 theo Hiến pháp mỗi nước; Chứng nhận tuyên bố của Pháp công nhận tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam; Các nước tham gia Hội nghị Geneva cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam và tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của những nước đó.

Có thể bạn quan tâm
Hơn 60 người thiệt mạng trong vụ chìm thuyền ngoài khơi Cape Verde

Hơn 60 người thiệt mạng trong vụ chìm thuyền ngoài khơi Cape Verde

07:30 17/08/2023

Theo người phát ngôn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), 63 nạn nhân được cho là đã thiệt mạng, trong khi 38 người sống sót bao gồm 4 trẻ em ở độ tuổi từ 12 đến 16.

Người biểu tình chống Israel tìm cách xông vào căn cứ Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Người biểu tình chống Israel tìm cách xông vào căn cứ Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ

12:30 06/11/2023

Hàng trăm người biểu tình phản đối Israel tìm cách xông vào một căn cứ Mỹ ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cảnh sát dùng hơi cay, vòi rồng để giải tán.

Malaysia dự kiến mua 136 xe bọc thép cơ động nhanh

Malaysia dự kiến mua 136 xe bọc thép cơ động nhanh

09:10 10/01/2024

Bộ Quốc phòng Malaysia (MINDEF) sẽ tăng cường mua sắm khí tài cho Lực lượng vũ trang nước này (MAF), trong đó có 12 trực thăng, 3 tàu tuần duyên (LMS) và 136 xe bọc thép cơ động nhanh.

Triều Tiên bác cáo buộc chuyển tên lửa cho Nga tập kích Ukraine

Triều Tiên bác cáo buộc chuyển tên lửa cho Nga tập kích Ukraine

16:00 12/01/2024

Triều Tiên nói thông tin Nga dùng tên lửa của nước này tập kích Ukraine là 'vô căn cứ' và không cần bình luận về những cáo buộc tương tự.

Lưới phòng không chắp vá giúp Ukraine chống đỡ hỏa lực Nga

Lưới phòng không chắp vá giúp Ukraine chống đỡ hỏa lực Nga

20:10 26/12/2023

Ukraine đang tận dụng mọi nguồn lực, từ những vũ khí hiện đại của phương Tây đến các khẩu súng hàng chục năm tuổi, để phòng thủ trước tên lửa, UAV Nga.

Israel: Biểu tình phản đối cải cách bước sang tuần thứ 10 liên tiếp

Israel: Biểu tình phản đối cải cách bước sang tuần thứ 10 liên tiếp

10:00 12/03/2023

Theo ước tính của truyền thông Israel, cuộc biểu tình lớn nhất, diễn ra tại thành phố ven biển Tel Aviv, đã thu hút khoảng 100.000 người tham gia.

Thủ tướng Hungary thăm Nga để 'thực hiện sứ mệnh hòa bình', Ukraine nói nên 'cư xử khác đi'

Thủ tướng Hungary thăm Nga để 'thực hiện sứ mệnh hòa bình', Ukraine nói nên 'cư xử khác đi'

15:40 07/07/2024

Phía Kiev bày tỏ quan điểm về chuyến thăm Moscow nhằm tìm lối thoát cho cuộc xung đột Nga-Ukraine của Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga

08:10 17/09/2023

Hai bên đã trao đổi ý kiến mang tính xây dựng về các vấn đề thực tế nảy sinh nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp chiến lược và chiến thuật, hợp tác và trao đổi lẫn nhau giữa lực lượng vũ trang.

Những phụ nữ Ấn Độ cáo buộc chồng cưỡng bức

Những phụ nữ Ấn Độ cáo buộc chồng cưỡng bức

11:50 05/12/2023

Khi Maya chịu đựng quá đủ và nói thẳng với chồng rằng anh đang cưỡng bức mình, người chồng thách cô báo cảnh sát.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới