Theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật, một số lô hàng sầu riêng, thanh long, xoài... bị Trung Quốc cảnh báo do vẫn còn sinh vật gây hại trong các lô hàng.
Liên quan đến việc một số lô hàng chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng bị Tổng cục Hải quan Trung Quốc cảnh báo, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết các lô hàng mà phía Trung Quốc cảnh báo không liên quan đến an toàn thực phẩm mà liên quan đến đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía bạn quan tâm.
"Phía bạn phát hiện các lô hàng trái cây sầu riêng, thanh long, xoài,… vẫn còn sinh vật gây hại, chưa được làm sạch sâu bệnh, không đáp ứng đúng theo yêu cầu của Nghị định thư đã ký"- đại diện Cục Bảo vệ thực vật nói.
Để tránh lặp lại các vi phạm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật đề nghị mã vùng trồng, cơ sở đóng gói phải tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc cũng như các yêu cầu nêu trong Nghị định thư này và không nhiễm các đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm.
Ví dụ trái sầu riêng, Trung Quốc quan tâm tới các loài rệp sáp, ruồi đục quả,... Trong hai năm đầu tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỉ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống 1%.
Trong trường hợp phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống, lá hoặc đất thì toàn bộ lô hàng không được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong một số trường hợp, vùng trồng hoặc/và cơ sở đóng gói liên quan sẽ không được xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc trong thời gian còn lại của mùa vụ.
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã nhận được một số thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc liên quan đến vi phạm về kiểm dịch thực vật của các lô hàng chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói dẫn đến tình trạng kiểm soát không hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật mà nước nhập khẩu quan tâm và làm gia tăng số lượng các lô hàng vi phạm quy định của Trung Quốc, thậm chí có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu quan trọng này.
Để bảo đảm việc tuân thủ quy định và tránh nguy cơ bị áp các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ phía Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố bố trí đủ nguồn lực để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.
Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi quy định của Trung Quốc, cũng như tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật, để tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất và xuất khẩu sang Trung Quốc biết và tuân thủ các biện pháp kỹ thuật, đảm bảo làm sạch sinh vật gây hại trên hàng hóa trước khi xuất khẩu.
Đối với các trường hợp vi phạm quy định kiểm dịch thực vật theo thông báo từ phía Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tạm dừng đối với các mã số liên quan để điều tra nguyên nhân, áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.
Đồng thời sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói liên quan tới các lô hàng xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc và tái phạm nhiều lần trong quá trình kiểm tra kiểm dịch thực vật.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, chuối, sầu riêng, măng cụt, dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải, chôm chôm và chanh leo (hướng dẫn tạm thời) là các loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Hiện Cục Bảo vệ thực vật đang đàm phán kỹ thuật nhóm cây có múi (bưởi, cam, quýt), dừa.
Sáu tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả thu về 2,75 tỉ USD, tăng 64% so với cùng kỳ. Trung Quốc là thị trường chủ lực nhập khẩu rau quả của Việt Nam khi chiếm hơn 60% thị phần.
Có chiều dài chỉ hơn 1km nhưng thời gian qua, hàng loạt mặt bằng trên tuyến phố Đại Cồ Việt, Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phải treo...
“Chiến dịch trừng phạt” của phương Tây với mục tiêu cô lập Nga, đã hạn chế số lượng đối tác mà nước này có thể giao dịch trực tiếp, làm kéo dài thời gian và “đội chi phí” để Moscow mua được những mặt hàng trước đây từng có thể mua tự do.
Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt phối hợp với Văn phòng IUU tại Cửa Việt vừa tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân, vừa kiểm soát tàu cá.
Chủ tịch Tập đoàn Mega Lubos Novak nhấn mạnh Tập đoàn Mega rất quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là xử lý nước.
Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp tục đi ngang tại cả 3 miền, giao dịch quanh mốc gần 62.000 đồng/kg; theo các chuyên gia xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt đạt trên 70% tiêu chí hữu cơ, an toàn sinh học, tuần hoàn khép kín bằng quy trình xử lý chất thải chăn nuôi gần như không bị dịch bệnh.
Trong những năm qua, nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những chuyển biến tích cực. Trong thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. Từ khi thành lập đến nay, với sứ mệnh đồng hành cùng tam nông, Agribank chi nhánh tỉnh luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong một lần ghé thăm huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp), nông dân Lương Văn Đấu (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) có cơ hội nhìn thấy mô hình trồng...
Ngày 22/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ 18; Hội nghị BCH Đảng bộ mở rộng sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024.
'Việt Nam hiện là trung tâm sản xuất đồ gỗ nóng nhất trong khu vực và thế giới vẫn muốn đầu tư vào ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam'.