Khoảng 1 tháng nay, làng khóm Cầu Đúc ở thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) bước vào thu hoạch rộ vụ khóm (dứa) 2022-2023. Với mức giá từ 8.000 đến 12.000 đồng/trái và sản lượng đạt trên 16 tấn/ha đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho người trồng khóm vì trúng mùa, được giá.
Những ngày đầu tháng 4 âm lịch này, đi dọc trên một số con đường nhánh của dòng sông Cái Lớn thuộc xã Hỏa Tiến, xã Tân Tiến của thành phố Vị Thanh sẽ dễ dàng bắt gặp những ghe chở hàng chục tấn khóm, hay hàng dài những chiếc xe tải được chất đầy khóm vừa được thu mua ở vườn để vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố.
Cũng như nhiều thành viên Hợp tác xã Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, gia đình ông Vưu Sủng đang thu hoạch đợt khóm thứ 2 với năng suất trái đạt khoảng 1.700 trái/công (1.000 m2). Khóm nhà ông đạt tiêu chuẩn VietGAP, trọng lượng trung bình từ 1,1 kg đến 1,25 kg/trái, được thương lái thu mua giá loại 1 12.000 đồng/trái, loại 2 10.000 đồng/trái và loại 3 7.000 đồng/trái.
“Vợ chồng tôi vui mừng lắm, khóm năm nay vừa đạt năng suất cao, lại bán được giá tương đối cao nên có lời nhiều hơn những vụ trước. Nhà tôi trồng gần 5 ha, đã thu hoạch xong đợt 1, đang thu hoạch đợt 2, dự tính thu về khoảng 600 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lời hơn 400 triệu đồng” - ông Sủng chia sẻ.
Theo ông Lâm Trường Thọ - Giám đốc HTX Thạnh Thắng, hiện hợp tác xã có 39 thành viên với tổng diện tích khóm trên 110 ha, đạt tiêu chuẩn VietGAP và đây là đơn vị đạt danh hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh Hậu Giang, có thị trường đầu ra với mức giá ổn định.
“Vụ khóm năm nay thời tiết thuận lợi nên hầu hết rẫy khóm phát triển tốt và đạt sản lượng khá, chất lượng khóm cũng hơn hẳn các năm trước. Khóm loại 1 (từ 1 kg/trái trở lên) được thương lái mua tại rẫy 10.000-12.000 đồng/trái, khóm nhỏ 8.000 đồng/trái, giá tăng khoảng 2.000 đồng/trái so với trước đây. Với mức giá này sau khi trừ chi phí chủ vườn có lời từ 70 - 80 triệu đồng/ha” - ông Thọ cho biết thêm.
Để bán khóm được giá cao, nhiều năm nay, người trồng khóm Cầu Đúc chọn cách để khóm rải vụ, trong đó tập trung vào mùa nghịch nên năm nào cũng có lợi nhuận cao. Năm nay, thị trường tiêu thụ khóm rất thuận lợi và giá bán ổn định ở mức cao, nên người trồng khóm có nguồn thu nhập hấp dẫn” - ông Thọ cho biết.
“Lúc khởi động lại vụ khóm mới vào tháng 3 âm lịch năm 2023, vợ chồng tôi lo lắng lắm, bởi giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao. Nhưng đến nay thu hoạch đạt sản lượng trái, vừa bán được giá cao nên mới có lời kha khá. Nhà tôi trồng ít so với các nông dân ở địa phương, chỉ có 2 ha, nhưng mà trừ chi phí hết cũng có lời gần 130 triệu đồng nên cũng vui mừng lắm” - anh Nguyễn Văn Nguyên, xã Tân Tiến bày tỏ.
Theo ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, khóm Cầu Đúc là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh. Hiện tại, Hậu Giang có khoảng 2.800 ha trồng khóm, bước đầu, tỉnh định hướng phát triển diện tích của khóm cầu Đúc lên 3.500 ha.
“Những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn gây nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhưng với người trồng khóm Cầu Đúc Hậu Giang rất phấn khởi vì hiệu quả kinh tế khá ổn định. Khóm Cầu Đúc từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng, đầu ra sản phẩm ổn định nên nông dân yên tâm đầu tư, mở rộng diện tích trồng khóm” - ông Tuyên nói.
“Khóm Cầu Đúc Hậu Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa và được Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư nguồn giống, vốn để xây dựng các mô hình sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hiện tại, làng khóm Cầu Đúc cho trái quanh năm để vừa phục vụ khách du lịch đến tham quan, vừa thực hiện phương pháp trồng rải vụ để bán được giá, tránh tình trạng ùn ứ sản lượng, giá cả bấp bênh. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế từ nghề trồng khóm luôn ổn định” - ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Thường trực Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang thông tin thêm.
Ghi nhận của phóng viên Lao Động tại Hà Tĩnh, bạt ngàn đồng muối đang bỏ hoang, một số nơi đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và kinh...
Tin tức đáng chú ý: Bão số 3 và hoàn lưu, sạt đất, sập cầu làm 326 người chết, mất tích; Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 2; Lợi nhuận công ty phần mềm diệt virus của ông Nguyễn Tử Quảng lao dốc...
Dự án đường cứu hộ cứu nạn (CHCN) Phong Điền - Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), với trị giá đầu tư hơn 700 tỷ đồng hiện trong giai đoạn nước rút để hoàn thành thi công toàn tuyến sau hơn 12 năm triển khai.
Những nỗ lực của Nga đã củng cố vị thế của nước này, cùng với Trung Quốc, trở thành đối thủ địa chính trị chính và trực tiếp của phương Tây.
Trong đó nổi bật phải kể đến khu đô thị Tân Thanh Elite City tại trung tâm công nghiệp mới Thanh Liêm sắp được ra mắt các nhà đầu tư miền Bắc. Vị trí kết nối đa phương Tọa lạc ngay vị trí đắc địa bậc nhất trung tâm thị trấn Tân Thanh (Thanh Liêm, Hà Nam), khu đô thị Tân Thanh Elite City nằm trong khu vực trọng điểm đầu tư phát triển của tỉnh Hà Nam với quy hoạch đồng bộ, hiện đại. Theo đó, dự án đón trọn quy hoạch hạ tầng trung tâm hành chính...
UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền theo quy định gây nhiễu loạn thị trường.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, sau khi các chuyên gia vào cuộc điều tra xác định, sự cố ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây do tư vấn thiết kế chưa lường hết việc thu hẹp dòng chảy phía hạ lưu cống dẫn đến ứ nước cục bộ. Việc tính toán cao độ thiết kế vị trí cống mà chưa xét đến mực nước ứ đọng là trách nhiệm của đơn vị tư vấn, dù không phải lỗi cố ý.
UBND quận Ba Đình (Hà Nội) thừa nhận công trình nhà ở riêng lẻ xây kiến trúc kiểu “lâu đài” trên phố Đội Cấn có nhiều vi phạm như mở rộng diện tích sàn tầng lửng, xây dựng trên phần giếng trời, không tuân thủ khoảng lùi, tăng chiều cao các tầng. Thế nhưng, công trình đến nay đã xây xong phần thô nhưng cơ quan chức năng mới lập hồ sơ vi phạm.
Thành phố Poitiers và vùng Nouvelle-Aquitaine của Pháp đã và đang có nhiều dự án hợp tác với một số địa phương Việt Nam như Thừa Thiên-Huế, Lào Cai...