Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung Quốc ngày càng quyền lực, BRICS chớp thời cơ ‘nổi dậy’, tương lai nằm ở vàng?

11:45 15/11/2024

Những nỗ lực của Nga đã củng cố vị thế của nước này, cùng với Trung Quốc, trở thành đối thủ địa chính trị chính và trực tiếp của phương Tây.

(Nguồn: Xinhua)
Trung Quốc và Nga đã tăng giao dịch bằng nội tệ để thúc đẩy thương mại và xứ Bạch dương ngày càng dựa vào CIPS (Hệ thống liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc) sau khi bị loại khỏi Hệ thống tin nhắn thanh toán toàn cầu (SWIFT) do phương Tây điều hành. (Nguồn: Xinhua)

Trong những năm gần đây, địa chính trị toàn cầu đã có những thay đổi đáng kể. Đại dịch Covid-19, cùng với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, đã làm gia tăng sự phân cực của các quốc gia trên toàn cầu. Từng được các nước phương Tây coi là đối tác “khó khăn nhưng khả thi”, vị thế của Moscow đã thay đổi mạnh mẽ sau khi sáp nhập Crimea (năm 2014) và phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine (2022). Những nỗ lực của Nga đã củng cố vị thế của nước này, cùng với Trung Quốc, trở thành đối thủ địa chính trị chính và trực tiếp của phương Tây.

Sự phân cực ngày càng gia tăng này lại càng trở nên tồi tệ hơn do các lệnh trừng phạt kém hiệu quả của phương Tây. Trong khi đó, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và các thành viên tiềm năng, đã củng cố liên minh với nhau.

Trong khi Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là đồng minh của Mỹ, thì hầu hết các thành viên BRICS khác coi các quốc gia phương Tây là đối thủ.

Diễn biến thị trường toàn cầu

Hiện tại, đồng USD chiếm 58% dự trữ tiền tệ toàn cầu và 54% hóa đơn xuất khẩu. Cùng nhau, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thống trị hơn 80% dự trữ USD toàn cầu.

Tuy nhiên, kể từ khu xung đột nổ ra ở Ukraine, đồng NDT của Trung Quốc đã vượt qua đồng bạc xanh để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất của Nga. Hiện Moscow nắm giữ NDT và vàng là tài sản dự trữ chính của mình.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng (4-10/11): Nga nói Ukraine cần theo điều này để có cơ hội hòa bình, ông Trump làm nên lịch sử nước Mỹ, Hàn Quốc phóng tên lửa
Ảnh ấn tượng (4-10/11): Nga nói Ukraine cần theo điều này để có cơ hội hòa bình, ông Trump làm nên lịch sử nước Mỹ, Hàn Quốc phóng tên lửa

Trong 2 năm qua, Trung Quốc và Nga đã tăng giao dịch bằng nội tệ để thúc đẩy thương mại và xứ bạch dương ngày càng dựa vào CIPS (Hệ thống liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc) sau khi bị loại khỏi Hệ thống tin nhắn thanh toán toàn cầu (SWIFT) do phương Tây điều hành.

Kể từ những năm 1990, nói về sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc, có thể dùng một từ “phi thường”. Đến năm 2001, nước này đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai.

Sự tăng trưởng của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Vào năm 2017, nước này đã vượt qua Mỹ khi đo bằng sức mua tương đương (PPP), một cột mốc quan trọng nhấn mạnh sự trỗi dậy nhanh chóng của quốc gia Đông Bắc Á trên trường quốc tế.

Mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn lớn hơn 54% khi đo lường theo GDP danh nghĩa, việc đánh giá các nền kinh tế thông qua lăng kính của PPP cũng mang đến một sự so sánh tốt về quy mô và mức sống của người dân. Phương pháp này điều chỉnh theo sự khác biệt về mức giá giữa các quốc gia, cung cấp một góc nhìn thực tế hơn về những gì hai nền kinh tế có thể sản xuất và chi trả.

Do đó, trong khi Mỹ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trên danh nghĩa của mình, vị thế của Trung Quốc theo PPP làm nổi bật ảnh hưởng toàn cầu đáng kể của Bắc Kinh và sự thay đổi cán cân quyền lực kinh tế.

Trung Quốc - cường quốc mới?

Đúng là GDP danh nghĩa phản ánh khả năng mua hàng hóa quốc tế của một quốc gia và chúng ta cũng nên xem xét các số liệu thống kê này. Nhưng nó cũng cho thấy rằng, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, Mỹ sẽ mất vị trí đầu bảng vào tay Trung Quốc trong tương lai gần.

Các lệnh trừng phạt gần đây từ Washington và các đồng minh phương Tây đã làm nổi bật vai trò quan trọng của vàng như là tài sản an toàn và ổn định nhất mà một quốc gia có thể tích lũy.

Khi các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, đóng băng các tài sản như dự trữ ngoại tệ và hạn chế quyền tiếp cận các hệ thống tài chính toàn cầu, vàng nổi lên như một nguồn tài nguyên mà họ không thể tịch thu hoặc ngăn cản Moscow sử dụng. Điều này nhấn mạnh vị thế độc nhất của vàng như một biện pháp chống lại các lệnh trừng phạt và bất ổn địa chính trị, mang lại sự bảo vệ trong thời điểm căng thẳng toàn cầu gia tăng.

Do đó, một số thành viên BRICS đã tăng dự trữ vàng như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài. Xu hướng này phản ánh sự hiểu biết ngày càng tăng rằng, trong thời đại mà các lệnh trừng phạt kinh tế thường được sử dụng làm đòn bẩy địa chính trị, việc nắm giữ dự trữ vàng lớn đảm bảo một mức độ độc lập kinh tế nhất định.

Do đó, các quốc gia này đang tập trung vào vàng như một cách để giảm sự phụ thuộc của họ vào hệ thống tài chính dựa trên đồng USD Mỹ và đảm bảo khả năng phục hồi tài chính của họ trước các lệnh trừng phạt trong tương lai hoặc các biến động của thị trường toàn cầu.

Thái Lan nộp văn bản bày tỏ ý định gia nhập BRICS. (Nguồn: Reuters)
Nhóm BRICS mở rộng sẽ chiếm hơn 50% GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương và đại diện cho khoảng 71% dân số thế giới. (Nguồn: Reuters)

Đặt niềm tin ở vàng?

Sự dịch chuyển sang vàng và phi USD hóa có vẻ hợp lý hơn nếu chúng ta loại trừ các quốc gia không có chính sách tiền tệ độc lập và quan tâm đến việc gia nhập BRICS. Hiện tại, chỉ có 35% các quốc gia có chính sách tiền tệ tự chủ.

Hầu hết các nước khác đều có tiền tệ được neo hoàn toàn hoặc được quản lý theo các loại tiền tệ toàn cầu chính như USD, Euro hoặc Franc Thụy Sỹ. Điều này cho thấy nhiều quốc gia có thể có xu hướng “neo tiền tệ” của họ vào NDT, vàng hoặc thậm chí áp dụng một loại tiền tệ chung BRICS mới nếu họ muốn gia nhập khối và giảm sự phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia phương Tây.

“Neo tiền tệ” có một số lợi thế. Thứ nhất, nó mang lại cho một quốc gia sự ổn định tỷ giá hối đoái, giúp giảm biến động tiền tệ và tốt cho thương mại cũng như đầu tư quốc tế.

Thứ hai, lạm phát thấp hơn nhiều, vì các quốc gia phát triển và đồng tiền mạnh nói chung có lạm phát thấp hơn nhiều so với các quốc gia đang phát triển có chính sách tiền tệ độc lập.

Lợi ích thứ ba là mang lại sự tự tin cho nhà đầu tư, vì nó loại trừ các yếu tố không chắc chắn trong nền kinh tế và kinh doanh.

Tới nay, có 43 quốc gia từ Trung Đông, châu Á, châu Phi và Nam Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm hoặc chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Nếu tất cả các quốc gia trên tham gia BRICS, thì khối này sẽ trở thành khối chính trị và kinh tế lớn nhất toàn cầu. Nhóm BRICS mở rộng sẽ chiếm hơn 50% GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương và đại diện cho khoảng 71% dân số thế giới.

Tương lai của thế giới sẽ như thế nào?

Các quốc gia phát triển có đang mất đi ảnh hưởng toàn cầu của mình không? Phúc lợi trong nước và các chính sách tiền tệ có kìm hãm việc tạo ra của cải không? Những thách thức về nhân khẩu học, chẳng hạn như tỷ lệ sinh giảm, dân số già hóa và các vấn đề di cư ngày càng gia tăng, có làm trầm trọng thêm sự thay đổi này không? Và do đó, thế giới có đang tiến tới một động lực lưỡng cực mới không?

Mọi câu trả lời còn đang ở phía trước, tuy nhiên, có một điều mà chúng ta biết chắc chắn là đồng USD đang mất đi ảnh hưởng của mình và điều này cũng phù hợp với sức mạnh chính trị toàn cầu của Mỹ.

Dữ liệu cho thấy, trong khi đồng bạc xanh phải đối mặt với những thách thức, các quốc gia thường không liên kết với các đồng minh phương Tây đang tích cực đóng góp không chỉ vào quá trình phi USD hóa mà còn mở rộng ảnh hưởng của họ trên trường kinh tế và chính trị toàn cầu. Liệu một tương lai đa cực có sớm xuất hiện không?

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Nga: Gia hạn thỏa thuận ngũ cốc là điều không thể, hé lộ điều quan trọng nhất

Nga: Gia hạn thỏa thuận ngũ cốc là điều không thể, hé lộ điều quan trọng nhất

08:00 17/06/2023

Ngày 16/6, hãng tin Interfax dẫn lời Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko cho rằng, việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen trong hoàn cảnh hiện nay là điều “không thể”.

Bộ Giao thông 'thúc' tiến độ dự án gần 6.400 tỷ ở sân bay Long Thành

Bộ Giao thông 'thúc' tiến độ dự án gần 6.400 tỷ ở sân bay Long Thành

20:10 25/06/2024

Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án thành phần 4, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, tổng mức đầu tư gần 6.400 tỷ đồng.

Không đăng ký định mức nước theo mã định danh sẽ bị hạ xuống bằng 0, ngành cấp nước nói gì?

Không đăng ký định mức nước theo mã định danh sẽ bị hạ xuống bằng 0, ngành cấp nước nói gì?

15:45 21/10/2024

Các hộ dân không đăng ký định mức nước theo mã định danh sẽ tạm thời bị điều chỉnh định mức nước bằng 0 hoặc thấp hơn định mức cũ.

Cần làm rõ sai phạm liên quan dự án Hạc Thành Tower

Cần làm rõ sai phạm liên quan dự án Hạc Thành Tower

08:00 04/07/2023

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận sai phạm đối với 21 người là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn tiền, tài sản Nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội… Trong các dự án sai phạm có những sai phạm liên quan đến dự án Hạc Thành Tower.

Cận cảnh 7 khu đất vàng dính sai phạm của Công ty CP lương thực Đà Nẵng

Cận cảnh 7 khu đất vàng dính sai phạm của Công ty CP lương thực Đà Nẵng

05:20 30/05/2024

Kiểm toán Nhà nước Khu vực III chỉ ra loạt sai phạm của Công ty CP Lương thực Đà Nẵng trong sử dụng 7 lô đất vàng. Cụ thể, các sai phạm của Công ty CP Lương thực Đà Nẵng xảy ra đối với việc quản lý, sử dụng các lô đất, gồm thửa đất tại 49 Lý Thường Kiệt, 16 Lý Thường Kiệt, 751 Ngô Quyền, 60 Hùng Vương, 52 Nguyễn Chí Thanh, 62 Tôn Đức Thắng, 294 Cách Mạng Tháng Tám. Theo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Lương thực Đà Nẵng được cổ phần hóa năm 2005....

Bệnh viện 230 tỷ đồng ở Hà Tĩnh sau 14 năm khởi công vẫn ‘dậm chân tại chỗ’

Bệnh viện 230 tỷ đồng ở Hà Tĩnh sau 14 năm khởi công vẫn ‘dậm chân tại chỗ’

07:40 05/07/2024

Video: Sau 14 năm xây dựng, bệnh viện gần 230 tỷ đồng ở Hà Tĩnh vẫn đắp chiếu Dự án Bệnh viện đa khoa Ngọc Linh tọa lạc trên khu đất rộng 3,2ha ở xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh do Công ty TNHH bệnh viện đa khoa Ngọc Linh (có trụ sở tại TP.HCM) làm chủ đầu tư. Dự án khởi công vào tháng 6/2010, dự kiến tháng 12/2014 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động. Quy mô dự án gồm 250 giường bệnh với hai giai đoạn xây dựng. Giai đoạn I, xây các hạng mục cơ...

Làm nhà trái phép tràn lan, địa phương gặp khó trong giải tỏa

Làm nhà trái phép tràn lan, địa phương gặp khó trong giải tỏa

13:30 23/02/2023

Đà Nẵng - Thực trạng giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Liên Chiểu thời gian qua, khiến địa phương đau đầu, vì hiện có nhiều hộ dân làm...

Sửa Luật Thủ đô: Hai thành phố mới của Hà Nội sẽ có thẩm quyền gì?

Sửa Luật Thủ đô: Hai thành phố mới của Hà Nội sẽ có thẩm quyền gì?

08:30 27/11/2023

Để tạo cơ sở pháp lý bước đầu cho 2 thành phố mới khi được thành lập của Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đã quy định một số thẩm quyền cụ thể.

Việt Nam - Ireland ký hợp tác chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

Việt Nam - Ireland ký hợp tác chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

07:00 04/10/2024

Bộ Nông nghiệp hai nước triển khai hoạt động trong khuôn khổ Đối tác Việt Nam - Ireland nhằm củng cố hệ thống lương thực, thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2024-2028.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới