Bộ Ngoại giao Bangladesh đánh giá Việt Nam là một trong các quốc gia năng động nhất châu Á và kỳ vọng sự ra đời của Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam sẽ thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển.
Trong khuôn khổ các sự kiện nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam-Bangladesh, Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam đã được thành lập và chính thức ra mắt ngày 13/3 vừa qua.
Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam được thành lập sau hơn một năm đồng hành, kết nối của Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh.
Các hội viên của Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam gồm các nguyên Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam, các doanh nhân là thành viên của Phòng Thương mại-Công nghiệp Bangladesh-Việt Nam, một số cựu chiến binh đã tham gia cuộc Chiến tranh giải phóng Bangladesh, một số trí thức, nhà báo, văn nghệ sỹ.
Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam là tổ chức mở, tiếp tục thông tin về Hội, thu hút thêm người dân Bangladesh tham gia.
Chủ tịch Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam là Đại sứ Shamsher M. Chowdhury, BB, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam.
Hai Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam là các Chủ tịch và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại-Công nghiệp Bangladesh-Việt Nam; Tổng Thư ký Hội là Đại sứ M. Shahabullah, nguyên Thư ký Bộ Ngoại giao (cấp thứ trưởng), nguyên Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam.
Trong cơ cấu của Hội còn có một số bộ phận chuyên về một số mảng hoạt động khác nhau như văn hóa.
Đặc biệt, Cố vấn của Hội là ông Rased Khan Menon, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Chủ tịch Đảng Công nhân Bangladesh - đảng có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Hàng không dân dụng và Du lịch Bangladesh.
Tham dự lễ ra mắt hội, ngoài các hội viên và cố vấn của hội là ông Rased Khan Menon, còn có đại diện Bộ Ngoại giao Bangladesh là Thư ký Bộ Ngoại giao (cấp thứ trưởng), Đại sứ Shabbir A. Chowdhury; Trưởng ban Đối ngoại của Đảng Cộng sản Bangladesh - đảng có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam; Đại sứ các nước ASEAN tại Dhaka, nhiều bạn bè Bangldesh yêu quý Việt Nam là những hội viên tiềm năng; một số đại diện của cộng đồng người Việt Nam tại Bangladesh, hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam của Đoàn doanh nghiệp do Bộ Công Thương tổ chức đang thăm và xúc tiến thị trường tại Bangladesh và một số phóng viên báo, truyền hình Bangladesh tham dự để đưa tin.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch hội, Đại sứ Shamsher M. Chowdhury, BB, nhấn mạnh việc ra đời Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam không chỉ cho thấy quan hệ hữu nghị, bền chặt giữa hai nước Bangladesh-Việt Nam, mà còn cho thấy Bangladesh tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tình đoàn kết giữa người dân hai nước.
Ông cũng chia sẻ những ký ức của bản thân ông về Việt Nam khi còn trẻ đã giúp ông tham gia chiến đấu vì tự do, giải phóng Bangladesh; những trải nghiệm khi giữ cương vị Đại sứ tại Việt Nam từ năm 1998-2002; những tình cảm, sự trân trọng đối với con người và đất nước Việt Nam.
Với những tình cảm, sự yêu mến dành cho Việt Nam cũng như nhiệt huyết mong muốn tiếp tục đóng góp cho quan hệ hữu nghị, cho sự thịnh vượng của Bangladesh và Việt Nam, nhất là thúc đẩy giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa đã thôi thúc ông cùng những người bạn Bangladesh thành lập Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam.
Cố vấn Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam Rased Khan Menon cùng một số đại biểu tham dự buổi lễ cũng đã phát biểu, chia sẻ tình cảm của mình với Việt Nam, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như bày tỏ tin tưởng hội sẽ phát huy vai trò trong quan hệ nhân dân, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới.
Thay mặt Bộ Ngoại giao Bangladesh, Thư ký Bộ Ngoại giao, Đại sứ Shabbir Ahmad Chowdhury đã điểm lại những mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước Bangladesh-Việt Nam trong 50 năm qua.
Ông đánh giá Việt Nam là một trong các quốc gia năng động nhất tại châu Á và ông kỳ vọng với sự tham gia của Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam, quan hệ hai nước nói chung và nhân dân hai nước nói riêng sẽ ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thực chất.
Đại sứ Việt Nam tại Bangladesh Phạm Việt Chiến chia sẻ niềm vui khi Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam được thành lập; chúc mừng Chủ tịch hội, Đại sứ Shamsher M. Chowdhury, BB.
Đại sứ Phạm Việt Chiến đánh giá cao việc thành lập Hội Hữu nghị đúng vào thời điểm vô cùng ý nghĩa trong quan hệ Việt Nam-Bangladesh, năm kỷ niệm 50 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Thay mặt Đại sứ quán Việt Nam, Đại sứ Phạm Việt Chiến cũng gửi gắm niềm tin đối với hội trong việc triển khai, tổ chức các hoạt động kết nối, giao lưu nhân dân Bangladesh với Việt Nam; hỗ trợ giới thiệu đất nước, con người, văn hóa Việt Nam, thành tựu của Việt Nam đến rộng rãi người dân Bangladesh.
Nhân dịp kễ ra mắt, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Phương Nga đã gửi thư chúc mừng Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam.
Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Phương Nga cho biết việc thành lập Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Bangladesh, đóng góp vào sự phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị nói chung và đối ngoại nhân dân hai nước nói riêng, đồng thời mong sự hợp tác hiệu quả của hội trong công tác đối ngoại nhân dân.
Được sự ủy quyền của Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, tại buổi lễ, Đại sứ Phạm Việt Chiến đã đọc thư chúc mừng Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam của Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Phương Nga.
Thay mặt Đại sứ quán, Đại sứ Phạm Việt Chiến đã tặng hoa chúc mừng các thành viên trong Ban lãnh đạo của Hội Hữu nghị.
Trải qua 50 năm, quan hệ truyền thống, hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Bangladesh đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các kênh, quan hệ Đảng, ngoại giao Nhà nước và quan hệ nhân dân.
Người dân Bangladesh đã biết đến Việt Nam, biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh ra đời năm 1971.
Cho đến nay người dân Bangladesh vẫn hay kể những câu chuyện về Việt Nam - về Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954; cuộc Kháng chiến chống Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước; câu chuyện “Đổi mới” với những thành tựu “kỳ diệu” ở Việt Nam.
Câu chuyện về các cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân Việt Nam phần nào đó trở thành nguồn cảm hứng cho phong trào đấu tranh giành độc lập của người dân Bangladesh.
Câu chuyện về thành tựu xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam không chỉ được ngưỡng mộ mà ở khía cạnh nào đó còn trở thành hình mẫu mà người dân Bangladesh muốn tham khảo, học hỏi và tăng cường hợp tác.
Đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chính sách và chiến lược phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà người dân Bangladesh tìm thấy nhiều điểm tương đồng đã trở thành nền tảng cho việc hình thành, duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, gẫn gũi giữa Bangladesh và Việt Nam, đặc biệt từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 11/2/1973./.
Hà Tĩnh - Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường ven biển thuộc địa phận xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) giữa xe tải với xe con...
Các đại biểu đã báo cáo tham luận, tập trung trao đổi, thảo luận, đánh giá những kết quả nổi bật trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện bài học “dân là gốc,” “dân là trung tâm.”
Quảng Trị - Tham gia tiệc cúng đất, chủ quan vì gần nhà nên người đàn ông uống vài li bia. Khi bị kiểm tra nồng độ cồn với mức...
Cháy rừng lịch sử ở Chile, thiệt mạng gần trăm người, còn hàng trăm người mất tích; EU đề xuất gói trừng phạt thứ 13 với Nga.
TP - Một số chuyên gia nhận định điểm chuẩn những ngành “hot” đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng.
Đảng đã xác định, đến năm 2025, xây dựng Quân đội nhân dân tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Ghi nhận thực tế trên đường Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội), đoạn đang được thi công mở rộng, mặt đường rất gồ ghề, lún nứt nhiều vị trí, trở...
Lái xe Nguyễn Anh Tiên, điều khiển xe khách Phương Trang lưu thông theo hướng Quảng Ngãi-Quảng Nam đã va chạm vào xe tải biển số 81C-156.90 đậu bên đường khiến 3 người tử vong, 13 người bị thương.
Khu tái định Lộc An - Bình Sơn ở xã Lộc An, huyện Long Thành là khu tái định cư dành cho hơn 5.000 hộ dân phải di dời tới ở để nhường đất xây dựng dự án sân bay Long Thành. Tuy nhiên, đến nay mặc dù đã có hàng ngàn hộ dân tới xây dựng nhà cửa nhưng các công trình xã hội tại đây vẫn đang dở dang. Trong đó, có 8 trường học ở khu tái định cư khó kịp hoàn thành trước tháng 8.2023 để kịp cho con em người dân đón năm học mới.