So với quy hoạch ban đầu, khu tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự kiến được mở rộng để đáp ứng nhu cầu tái định cư, định canh và ở gần biển để phát triển du lịch, dịch vụ.
Sáng 28-2, UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết đã ban hành kế hoạch triển khai 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với 33 nhiệm vụ chi tiết, phân công cho các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Trong đó, Ninh Thuận chủ động rà soát đất đai và triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng di dân tái định cư. Đây là cũng là nhiệm vụ quan trọng do UBND tỉnh này làm chủ đầu tư.
Cụ thể, số liệu rà soát ban đầu cho thấy chi phí giải phóng mặt bằng 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận dự kiến hơn 12.000 tỉ đồng.
Trong đó, khu tái định cư Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được quy hoạch tại thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) cách nơi ở hiện nay của người dân khoảng 5km.
Khu tái định cư này rộng khoảng 64,8 ha (phần diện tích theo ranh giới quy hoạch cũ khoảng 40,6ha, địa phương đang kiến nghị bổ sung thêm 24,2ha) nhằm giải quyết chuyển đổi nghề cho dân.
Riêng khu tái định canh, định cư dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 được quy hoạch dự kiến tại thôn Thái An (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) có quy mô khoảng 318,8ha, cách nơi ở hiện tại của dân khoảng 2km.
Trong đó diện tích phân lô 159,6ha/517 lô (mỗi lô từ 1500m2- 3.500m2) và khu không phân lô 159 ha, nhưng có xây dựng công trình hạ tầng.
Trước đó, tại cuộc họp báo cáo tiến độ triển khai các công việc liên quan đến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào ngày 26-2 vừa qua, ông Trịnh Minh Hoàng - phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - cho biết tỉnh đang khẩn trương rà soát, kiểm đếm để đẩy nhanh việc áp giá đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận cho người dân.
Riêng việc giải phóng mặt bằng xây dựng nhà máy sẽ ưu tiên thực hiện ở vùng lõi trở ra.
Hiện UBND tỉnh Ninh Thuận đang đôn đốc 2 huyện Thuận Nam và Ninh Hải rà soát hiện trạng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, sớm ra thông báo về thu hồi đất để thực hiện dự án.
"Tỉnh cũng xem xét điều chỉnh quy hoạch để xây dựng khu tái định cư với ưu tiên sát biển để phát triển du lịch, đảm bảo các tiêu chí đô thị du lịch và phát triển dịch vụ thương mại. Việc giải phóng mặt thực hiện dự án thực hiện trên tinh thần có lợi nhất cho người dân, nhưng cũng đảm bảo chặt chẽ và đúng quy định pháp luật" - ông Hoàng cho hay.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, tổng công suất khoảng 4.600MW. Trong đó, Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 có công suất khoảng 2.400MW, đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; còn Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2, công suất khoảng 2.200MW, đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.
Theo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua ngày 19-2-2025, tỉnh Ninh Thuận được áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất để xây dựng dự án ở mức cao nhất theo quy định nhân 1,5 lần.
Ngoài ra, Ninh Thuận triển khai đồng thời công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư song song với việc điều chỉnh dự án di dân, tái định cư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.