Quản lý xe hợp đồng trá hình: Còn rối trong quy định, thực thi

14:20 12/12/2023

TP - Để quản lý xe hợp đồng trá hình, Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) vừa đề xuất loại xe này phải đưa vào bến xe để đón trả khách. Nêu ý kiến về việc này, cả cơ quan quản lý và hiệp hội chuyên ngành vận tải không đồng tình vì cho rằng, hai loại hình này có mục đích, vai trò khác nhau, không thể đánh đồng là một.

Để hạn chế tình trạng xe hợp đồng trá hình hoạt động lộn xộn, gây ùn tắc giao thông, Cục ĐBVN đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020 (nghị định về quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô) theo hướng, tại các đô thị loại 1 và loại đặc biệt như Hà Nội và TPHCM, xe hợp đồng chở công nhân, chuyên gia được đón trả khách theo địa điểm ghi trong hợp đồng.

Xe hợp đồng dừng đón khách như xe khách tuyến cố định. Ảnh: Thành Đạt

Với xe hợp đồng cá nhân - loại hình đang có nhiều xe hợp đồng chạy trá hình tuyến cố định để đón trả khách tại một hoặc nhiều điểm cố định của công ty vận tải, Cục ĐBVN đưa ra phương án giám sát, xử lý vi phạm phương tiện không được đón trả khách thường xuyên từ 3 ngày liên tiếp trở lên hoặc từ 10 ngày trở lên trong 1 tháng tại trụ sở chính, văn phòng đại diện. Đặc biệt, lần đầu tiên, Cục ĐBVN đưa ra phương án, xe hợp đồng với khách cá nhân phải thực hiện đón, trả khách tại bến xe hoặc địa điểm do UBND cấp tỉnh, thành phố công bố.

Nêu ý kiến về đề xuất này, lãnh đạo Cục ĐBVN cho rằng, hoạt động vận tải khách trong đó có các đô thị đặc biệt như Hà Nội, TPHCM xe khách phải hoạt động đúng bản chất hợp đồng. Việc cho phép xe hợp đồng trá hình đón khách cá nhân phải vào bến xe và được đón trả khách tại các điểm do Nhà nước quy định nhằm tránh ùn tắc, rối loạn giao thông tại các đô thị lớn.

Về thực trạng hoạt động của xe hợp đồng trá hình, lãnh đạo Cục ĐBVN cho biết, hiện cả nước có khoảng gần 400.000 xe kinh doanh vận tải khách (gồm 5 loại hình, gồm: xe khách liên tỉnh, xe du lịch, taxi, xe buýt, xe hợp đồng); riêng xe khách hoạt động theo dạng hợp đồng là 220 nghìn xe (chiếm 55%), xe khách liên tỉnh 17 nghìn xe (chiếm 4,2%)…

Cũng theo Cục ĐBVN, trong số hơn 220 nghìn xe hợp đồng nói trên có đến 30% là đang hoạt động bắt khách cá nhân tại trụ sở, văn phòng giao dịch theo tuyến cố định nhưng núp bóng xe hợp đồng (xe hợp đồng trá hình). Điều này, theo quy định là không được phép. Số lượng xe này tập trung nhiều nhất ở Hà Nội và TPHCM, việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng cũng đang gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.

Nguy cơ "vỡ trận" bến xe?

Cơ quan quản lý và hiệp hội nghề nghiệp lo quá tải, vỡ trận bến xe nếu cho xe hợp đồng vào bắt, trả khách. Ảnh: Anh Trọng

Hiệp hội taxi 3 miền Bắc - Trung - Nam nêu thực tế, thời gian qua xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe hợp đồng gây ra. Trong khi đó, tình trạng xe hợp đồng trá hình chạy tuyến cố định, xe khách tuyến cố định bỏ bến để hoạt động xe hợp đồng, lập văn phòng đón/trả khách trong đô thị ngày càng phổ biến, đặc biệt loại xe limousine từ 9-16 chỗ. Tình trạng này vừa tạo cạnh tranh không bình đẳng, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Các hiệp hội này đề xuất đưa xe hợp đồng trá hình về đúng bản chất là xe khách tuyến cố định, đóng cửa các văn phòng ở những phố có mật độ dân cư đông đúc, đường chật hẹp. Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng, xe hợp đồng là một loại hình đã được quy định trong luật. Việc các đơn vị sử dụng văn phòng đón/trả khách sai quy định đã có chế tài và do địa phương xử lý.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng có đề nghị Bộ GTVT đánh giá lại toàn diện yêu cầu lắp camera giám sát với xe kinh doanh vận tải. Do thực tế dữ liệu này chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả, chi phí tốn kém. VCCI tính toán, bình quân 1 xe lắp thiết bị camera và giám sát hành trình khoảng 17 triệu đồng, cả nước có hơn 200.000 xe tải, xe khách, xe container, chi phí lắp đặt lên tới hơn 1.160 tỷ đồng, chưa kể khoảng 240 tỷ đồng chi phí duy trì hằng tháng.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) cho rằng, từ thực tế hoạt động hiện nay có thể thấy xe hợp đồng đang được phân loại thành 3 nhóm: Xe hợp đồng chuyên chở học sinh, công nhân, chuyên gia (xe thuê bao tháng); Xe chở khách phục vụ theo sự kiện đám cưới, đám hỏi, chở khách đi tham quan; Xe chở khách cá nhân, hoạt động và gom khách như xe khách liên tỉnh - loại hình này dư luận vẫn đang gọi là xe hợp đồng trá hình.

"Vấn đề nổi cộm và gây bức xúc cho dư luận của xe hợp đồng hiện nay nằm ở loại xe hoạt động đón khách cá nhân trá hình", ông Quyền nói.

Theo Chủ tịch VATA, xe hợp đồng là một hình thức rất đặc trưng, phục vụ nhu cầu di chuyển ổn định của nhiều đối tượng người dân là công nhân, chuyên gia, học sinh… Do vậy, không thể thay đổi chức năng, bản chất loại hình này chỉ vì một nhóm phương tiện hoạt động biến tướng mà cơ quan nhà nước không quản lý được.

“Nếu chỉ vì một nhóm phương tiện hoạt động trá hình mà gom vào bến xe hoạt động chung với vận tải liên tỉnh thì thật là khó hiểu và không thể thực hiện được”, ông Quyền nói.

Đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng cho rằng, hiện tại, 6 bến xe khách liên tỉnh trên địa bàn Hà Nội chỉ có thể tiếp nhận được 5.000 lượt xe mỗi ngày, trong khi đó, Hà Nội đang cấp phép cho khoảng trên 40 nghìn xe hợp đồng hoạt động. Do đó, nếu “gom” một phần xe hợp đồng vào bến xe thì sẽ xảy ra quá tải, "vỡ trận" các bến xe. Hơn nữa, mục tiêu, công năng theo quy định của bến xe khách là phục vụ hành khách liên tỉnh, không có chức năng là bãi đỗ cho xe hợp đồng, văn phòng (để nhà xe giao dịch, ký hợp đồng với khách). Nếu đưa xe hợp đồng vào hoạt động là phải sửa quy định, chức năng của bến xe khách liên tỉnh.

“Với những thực tế và yêu cầu này việc đưa xe hợp đồng vào bến xe liên tỉnh là khó thực hiện. Thay vì đưa ra các giải pháp, sáng kiến để quản lý số lượng xe hợp đồng đang hoạt động trá hình theo đúng quy định, cơ quan chức năng lại đưa ra những đề xuất ngược với quy định và Luật Giao thông đường bộ là không phù hợp. Chúng tôi cho rằng, đây là tối kiến”, đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội đánh giá.

Trả lời báo chí về việc trên, ông Nguyễn Tuyển, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho biết, nếu xét biểu đồ tuyến, lượt đã được cấp phép theo quy hoạch thì hầu hết các bến xe đã đạt ngưỡng, do vậy việc điều thêm lượt xe hợp đồng vào các bến xe khách liên tỉnh là khó xảy ra, vì bến xe không còn chỗ trống.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Chiêm ngưỡng mẫu nhà cấp 4 giá rẻ

Chiêm ngưỡng mẫu nhà cấp 4 giá rẻ

11:30 21/08/2024

Giống như cabin của tàu, không gian nội thất của ngôi nhà được thiết kế gần giống như một tủ với các giải pháp lưu trữ thông minh và ẩn khuất khỏi tầm nhìn.

Sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh khi đang sửa chữa, cải tạo

Sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh khi đang sửa chữa, cải tạo

22:30 21/05/2024

Hầm đường sắt Chí Thạnh (Phú Yên) bị sạt lở khi đơn vị thi công đang cải tạo hầm.

Niềm vui vỡ òa của người mẹ bầu may mắn bốc thăm trúng nhà ở xã hội

Niềm vui vỡ òa của người mẹ bầu may mắn bốc thăm trúng nhà ở xã hội

17:00 20/05/2023

Chị Nguyễn Thị Huyền Linh chia sẻ, dù có hàng nghìn người bốc thăm cùng nhưng chị Linh may mắn vẫn bốc được căn nhà ở xã hội tại dự...

Khai mạc Ngày Việt Nam tại Liên bang Nga với nhiều hoạt động

Khai mạc Ngày Việt Nam tại Liên bang Nga với nhiều hoạt động

08:20 13/10/2023

Ngày Việt Nam tại Liên bang Nga diễn ra từ ngày 12-15/10 không chỉ nhằm giới thiệu với người dân Nga về văn hóa Việt Nam mà còn góp phần quảng bá, xúc tiến thương mại giữa doanh nghiệp hai nước.

Xử lý thêm 30 trường hợp trong khu 79 căn biệt thự trái phép ở Phú Quốc

Xử lý thêm 30 trường hợp trong khu 79 căn biệt thự trái phép ở Phú Quốc

07:00 03/10/2023

Chiều 2/10, thông tin tại cuộc họp giao ban báo chí đầu tháng 10, ông Nguyễn Lê Quốc Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục xử lý thêm 30 trường hợp đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến khu vực 79 căn biệt thự xây dựng trái phép ở TP. Phú Quốc. Tiếp tục cưỡng chế thêm 30/79 căn căn biệt thực xây dựng trái phép trên đất Nhà nước quản lý Tại...

Chung cư mini Hà Nội 'chống nạng': Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm và chi phí sửa chữa

Chung cư mini Hà Nội 'chống nạng': Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm và chi phí sửa chữa

12:40 05/03/2024

Chủ đầu tư chung cư mini số 22B ngách 236/17 Khương Đình (phường Hạ Đình, Thanh Xuân) - nơi xảy ra sự cố nứt cột tòa nhà nghiêm trọng khiến toàn bộ cư dân phải di dời khẩn cấp sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và chi phí sửa chữa.

Doanh nghiệp bất động sản rục rịch trở lại 'đường đua'

Doanh nghiệp bất động sản rục rịch trở lại 'đường đua'

03:00 19/05/2024

TP - Nhiều chủ đầu tư chuẩn bị mở bán dự án chung cư mới; doanh nghiệp môi giới ồ ạt tuyển quân, chuẩn bị cho một chu kỳ mới của thị trường bất động sản.

Tin tức sáng 9-7: TP.HCM kiểm tra toàn bộ cây xanh đường phố

Tin tức sáng 9-7: TP.HCM kiểm tra toàn bộ cây xanh đường phố

06:40 09/07/2023

Một số tin tức đáng chú ý: Mức lương hưu cao nhất trên 140 triệu sau tăng lương; TP.HCM kiểm tra toàn bộ cây xanh đường phố; Ca COVID-19 cao nhất 9 ngày qua...

IMF tiếp tục cảnh báo về xung đột Nga-Ukraine và bước ngoặt 'đau đớn' đối với kinh tế toàn cầu

IMF tiếp tục cảnh báo về xung đột Nga-Ukraine và bước ngoặt 'đau đớn' đối với kinh tế toàn cầu

11:30 23/06/2024

Ngoài những thiệt hại về người và kinh tế, xung đột Nga-Ukraine còn kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, tạo một bước ngoặt 'đau đớn' ảnh hưởng đến tương lai thế giới.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới