Trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gay gắt trên thế giới hiện nay, việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chọn Nga cho chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên kể từ khi tái đắc cử không chỉ dừng ở thúc đẩy quan hệ song phương.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược |
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại dinh thự Novo-Ogaryovo ngày 8/7. (Nguồn: Getty Images) |
Quan hệ Nga-Ấn đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là “đặc biệt và đặc quyền”. Kể từ khi hai nước ký thỏa thuận đối tác chiến lược năm 2000, đã có tới 21 cuộc gặp thượng đỉnh song phương diễn ra.
Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi kết quả cuộc gặp lần này là hàng loạt cam kết hợp tác của hai bên trong những lĩnh vực được coi là trụ cột chiến lược như quốc phòng, hạt nhân, không gian.
Tuy nhiên, sự độc lập trong chính sách của Ấn Độ mới là điều mà nước Nga thu lợi từ chuyến thăm lần này. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, dù không gây sức ép trực tiếp nhưng Mỹ và các đồng minh luôn cảnh báo New Dehli giữ khoảng cách với Moscow, muốn ông Modi tác động đến Nga trong giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Nhưng chẳng những không tham gia lệnh cấm vận của phương Tây, Ấn Độ còn tăng nhập dầu lửa từ Nga, giúp Moscow giảm bớt thiệt hại do biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Năm ngoái, thương mại Nga-Ấn đã vượt hơn gấp đôi mục tiêu, đạt mức cao nhất mọi thời đại là khoảng 66 tỷ USD.
Cam kết tiếp tục thúc đẩy gắn kết với Nga nhân chuyến thăm của ông Modi, Ấn Độ khẳng định dấu ấn về sự tự chủ chiến lược mà nước này theo đuổi. New Dehli sẽ không nghiêng về bất cứ bên nào, mà tìm cách định hình trật tự thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm.
Chắc phương Tây sẽ không hài lòng với New Dehli. Còn với Nga, hợp tác với Ấn Độ vừa giúp Moscow tránh được thế cô lập, vừa mở ra cơ hội tăng cường ảnh hưởng của mình thông qua các tổ chức quốc tế mà Nga và Ấn Độ là thành viên như Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) hay Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Ba con trai thủ lĩnh Hamas Haniyeh thiệt mạng trong một đợt không kích ở Gaza, song ông khẳng định điều này không ảnh hưởng đến yêu cầu đối với lệnh ngừng bắn.
Quân đội Ukraine được phương Tây chuyển giao nhiều kính nhìn đêm, giúp họ có lợi thế khi tác chiến trong bóng tối với lính Nga.
Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết nước này đã ký hiệp ước an ninh 10 năm với Ukraine, sau khi Anh, Đức và Pháp có động thái tương tự.
Quân đội Indonesia thông báo đã bắt 13 binh sĩ tra tấn một người đàn ông Papua, sau khi xuất hiện video về sự việc.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Campuchia Hun Manet lần đầu gặp nhau trực tiếp tại Trung Quốc ngày 18-10, nhân dịp cùng dự Diễn đàn BRI lần thứ ba ở Bắc Kinh.
Từ ngày 31/7-4/8/2023, tại Bali, Indonesia, Đại sứ Vũ Hồ, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam cùng Trưởng SOM các nước ASEAN và các đối tác đã dự chuỗi hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN, ASEAN+3 , EAS , Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (AOIP).
Triều Tiên thông báo phóng thử thành công tên lửa hành trình Hwasal-2 trong diễn tập phản công chớp nhoáng ở vùng biển phía tây bán đảo.
Ông Lloyd Austin cho rằng, người Mỹ cần phải ghi nhớ hệ quả của Chiến tranh Triều Tiên - sự kiện lịch sử khép lại 70 năm về trước.
Ngày 29/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte về thông tin Triều Tiên triển khai quân tới Nga.